Cuộc chiến tranh tại Ukraine gây ra một tác động mà Nga không mong đợi: thúc đẩy mong muốn giảm phụ thuộc Nga của các nước láng giềng và khiến họ tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ.

Các nước láng giềng Nga tìm kiếm sự bảo vệ từ EU

Cẩm Bình | 18/07/2022, 11:20

Cuộc chiến tranh tại Ukraine gây ra một tác động mà Nga không mong đợi: thúc đẩy mong muốn giảm phụ thuộc Nga của các nước láng giềng và khiến họ tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ.

Khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu về các nghị quyết lên án chiến dịch quân sự tại Ukraine, không quốc gia Trung Á nào ủng hộ Nga.

Đáng chú ý hơn, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, người từng mời lực lượng Nga đến thủ đô Nur-Sultan lập lại trật tự vào tháng 1.2022 đã từ chối cung cấp lực lượng quân sự cho Nga ở Ukraine. Kazakhstan và Azerbaijan cũng chuyển hướng xuất khẩu năng lượng không đi qua lãnh thổ Nga.

Hai nước Moldova và Georgia đặc biệt cảm thấy bị đe dọa. Năm 1990, lực lượng Cộng hòa Moldova Pridnestrovian từng được quân đoàn 14 của Nga hỗ trợ, phát động một cuộc xung đột dẫn đến thành lập vùng ly khai Transnistria không được quốc tế công nhận, có quân Nga đồn trú.

Hiện tại, bên cạnh mối đe dọa mới từ cuộc chiến tranh do Nga tiến hành, Moldova còn phải đối mặt với vấn đề dòng người tị nạn từ Ukraine.

Còn giữa Georgia và Nga từng có cuộc chiến 5 ngày vào năm 2008 liên quan đến hai khu vực đòi ly khai là Nam Ossetia và Abkhazia. Cuối cùng Nga chấm dứt xung đột vũ trang, công nhận hai khu vực ly khai. Nam Ossetia cùng Abkhazia sau này xây dựng quan hệ chặt chẽ với Moscow. Theo Georgia, Nga đang tái áp dụng chiến thuật “thôn tính len lỏi” tại Ukraine hiện tại.

Moldova và Georgia đều tìm đến Liên minh châu Âu (EU). Nhưng Moldova vừa được trao tư cách ứng viên gia nhập, còn Georgia thì chưa. Giới lãnh đạo EU xác định Georgia còn một số vấn đề chính trị - kinh tế lớn cần giải quyết.

eu.jpg
Hai nước Moldova và Georgia đang tìm đến EU - Ảnh: Asia Times

Ảnh hưởng của Nga sụt giảm thấy rõ từ trước khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra: chỉ có 4 nước thuộc Liên Xô trước đây tham gia Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) do Nga dẫn đầu, chỉ có 5 nước nằm trong Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) do Nga nắm.

Uzbekistan xem CSTO là nỗ lực thể hiện thế thống trị không được hoan nghênh của Moscow. Cựu Ngoại trưởng Uzbekistan Abdulaziz Kamilov từng công khai ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine (gồm cả các vùng Donetsk, Luhansk và Crimea).

Trong khi một số nước tìm đến phương Tây, cụ thể là EU, vài nước Trung Á khác như Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan lại cố gắng tăng cường quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc. Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Trung Quốc đang triển khai là nguồn đầu tư đầy hứa hẹn.

Quá trình tăng cường quan hệ với phương Tây của số quốc gia tự đánh giá mình là mục tiêu tấn công tiềm tàng Nga nhắm đến đang gặp trở ngại vì mối đe dọa họ phải đối mặt có thể sắp xảy ra. Hơn nữa động thái đón nhận họ cũng làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang của EU.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nước láng giềng Nga tìm kiếm sự bảo vệ từ EU