Hiện nay, sau khi đã có điểm thi THPT quốc gia 2018, các trường ĐH bắt đầu tổ chức những ngày hội tuyển sinh và đưa ra mức điểm sàn cho trường mình để thu hút thí sinh.

Các trường ĐH hạ điểm chuẩn sát điểm sàn, Bộ GD-ĐT ra cảnh báo

Hải Yến | 16/07/2018, 06:40

Hiện nay, sau khi đã có điểm thi THPT quốc gia 2018, các trường ĐH bắt đầu tổ chức những ngày hội tuyển sinh và đưa ra mức điểm sàn cho trường mình để thu hút thí sinh.

Với phổ điểm kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tương đối thấp, nên dự kiến mức điểm chuẩn vào các trường ĐH, CĐ năm nay sẽ giảm mạnh từ 2-5 điểm. Hàng loạt trường ĐH tốp đầu như Y Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Ngoại thương điểm chuẩn dự kiến năm 2018 đã giảm mạnh, thậm chí có những trường điểm chuẩn đưa ra sát với điểm sàn.

Tại ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 diễn ra ngày 15.7, Trưởng phòng Quản lý đào tạo ĐH, Trường ĐH Y Hà Nội Lê Đình Tùng cho biếthội đồng tuyển sinh của trường dự đoán điểm trúng tuyển vào các ngành của trường thấp hơn năm ngoái từ 3-5 điểm.

“Mức điểm nhà trường dự kiến nhận hồ sơ cũng giống như giống các trường ĐH có khối B và A, điểm khối B sẽ thấp hơn so với các tổ hợp khác do đề thi phân loại cao hơn theo yêu cầu ra đề thi của Bộ GD-ĐT. Dự kiến, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành bác sĩ đa khoa cỡ 20 điểm, các ngành cử nhân khoảng 18 điểm”, TS Tùng thông tin.

Điểm chuẩn nhiều trường ĐH giảm mạnh, các chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh phải chọn nghề trước khi chọn trường

Khối kinh tế, sức nóng vẫn tập trung vào ĐH Ngoại thương Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng. Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: Phổ điểm năm nay có sự phân hóa cao. Những thí sinh có điểm từ 7,5 - 8,5 có thể nộp hồ sơ vào ĐH Ngoại thương. So với năm ngoái mức điểm trúng tuyển của ngành này là 28,25. Nhưng năm nay điểm chuẩn dự kiến sẽ hạ rất nhiều so với năm ngoái nhưng điểm sàn vào nhiều trường tốp giữa và tốp dưới sẽ không có nhiều biến động, nếu có chỉ chênh lệch từ 1-3 điểm.

PGS-TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết năm nay ngưỡng điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội khá rộng từ 15 - 20 điểm nên các thí sinh có thể cân nhắc để đưa ra quyết định nguyện vọng cho mình. Với những trường tốp dưới và các ngành không "hot" điểm sẽ vẫn như năm ngoái, dao động từ 13 - 17 điểm, vì mức điểm như vậy đã là cận sàn rồi.

Đối với các trường khối Khoa học xã hội và nhân văn, PGS Thảo nhận định: Tuyển sinh năm nay sẽ tích cực hơn do phổ điểm các khối A0, C, D khá đồng đều, nhiều ngành tuyển sinh nhiều tổ hợp khác nhau nhưng cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ ngang nhau. Riêng thí sinh thi khối C sẽ ít cơ hội hơn vì ít trường tuyển khối C, do vậy điểm sàn xét tuyển của ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cao hơn so với mặt bằng chung, nhưng điểm chuẩn vẫn sẽ giảm so với năm ngoái.

Với mức điểm thấp như năm nay, các trường đều phân tích khá kỹ phổ điểm trước khi đưa ra điểm sàn xét tuyển. Vì vậy, điểm chuẩn dự kiến sẽ sát điểm sàn xét tuyển.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học tại Ngày hội Tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018

Đưa ra câu trả lời của mình về điểm sàn sát với điểm chuẩn cũng như tư vấn cho các học sinh về điều chỉnh các nguyện vọng, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằngthí sinh cần quan tâm tới tương quan giữa điểm xét tuyển, trúng tuyển của các trường mà các em đăng ký.

"Chúng ta nên hiểu là so với mặt bằng điểm của năm ngoái thì năm nay điểm trúng tuyển sẽ thấp hơn. Nhưng tương quan về điểm của các trường không thay đổi và tương quan điểm thi của các em với những người cùng thi thì các em phải đánh giá để chọn trường, chọn ngành phù hợp. Vì đề thi THPT quốc gia 2018 có sự phân hóa cao nên dẫn đến mặt bằng điểm thấp. Đó là lý do chắc chắn năm nay điểm sàn vào các trường sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, điểm thi không chỉ phản ánh chất lượng mà còn phản ánh tương quan giữa học sinh và đề thi."

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học thìhiện nay cũng có một số trường có động thái đưa ra mức điểm sàn thấp. Về việc này, Bộ GD-ĐT sẽ trao đổi với các trường để đưa ra chính sách tuyển sinh phù hợp đảm bảo chất lượng. "Nếu các trường cố tình đưa ra mặt bằng điểm đầu vào quá thấp, sau khi các trường chính thức công bố theo lịch của Bộ GD-ĐT, chúng tôi sẽ cử đoàn đi kiểm tra toàn bộ điều kiện đảm bảo chất lượng của trường. Lúc này, nếu Bộ thấy điều kiện đảm bảo chất lượng không đạt sẽ có những động thái mạnh để thay đổi điều kiện chất lượng chứ không để các trường có tình trạng vơ bèo gạt tép" - bà Phụng khẳng định.

         
   

Thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng chính thức được quy định như sau:

   

Ðiều chỉnh bằng phương thức trực tuyến bắt đầu từ ngày 19.7đến 17 giờ ngày 26.7.

   

Ðiều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu bắt đầu từ 19.7đến 17 giờ ngày 28.7.

   

Với những thí sinh điều chỉnh tăng thêm nguyện vọng sẽ phải nộp thêm tiền (30.000 đồng/nguyện vọng) và phải điều chỉnh bằng phiếu.

   

Với những thí sinh giữ nguyên số nguyện vọng, chỉ điều chỉnh thứ tự thì có thể chọn một trong hai hình thức trên và không phải nộp thêm bất cứ khoản phí nào.

   
Bài và ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan
Hà Nội: Phê duyệt điều chỉnh khu đô thị công viên công nghệ phần mềm
TP.Hà Nội vừa ra quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị công viên công nghệ phần mềm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các trường ĐH hạ điểm chuẩn sát điểm sàn, Bộ GD-ĐT ra cảnh báo