Đến thời điểm này, khi thí sinh vẫn đang còn thời gian thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng mình yêu thích thì các trường có chỉ tiêu xét tuyển học bạ cho biết tỷ lệ học sinh nhập học chỉ chiếm tới 15-20%.

Các trường ĐH xét tuyển bằng học bạ và Cao đẳng nghề lo lắng tìm nguồn tuyển sinh

24/09/2020, 06:23

Đến thời điểm này, khi thí sinh vẫn đang còn thời gian thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng mình yêu thích thì các trường có chỉ tiêu xét tuyển học bạ cho biết tỷ lệ học sinh nhập học chỉ chiếm tới 15-20%.

Trường nghề khó khăn tiếp cận nguồn tuyển sinh vì điểm thi THPT 2020 khá cao

Nhiều học sinh trúng tuyển bằng xét học bạ nhưng không nhập học

Nhiều trường ĐH lớn sau khi công bố điểm trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, điểm học bạ THPT, điểm thi đánh giá năng lực… với hàng ngàn thí sinh trúng tuyển lại đang đối mặt với thực tế tỷ lệ xác nhận nhập học (nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT năm 2020) quá ít. Đặc biệt với các trường ngoài công lập, tỷ lệ học sinh đến nhập học chỉ rơi khoảng 10% so với thông báo mà nhà trường đã gửi tới từng học sinh trước đó. Một số chuyên gia tuyển sinh cho rằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay cao, thí sinh không nhập học dù trúng tuyển bằng xét học bạ hoặc tuyển thẳng, vì trông chờ vào đợt xét tuyển bằng điểm thi để vào học được trường đúng ý mình.

Trao đổi với báo chí, TS Phạm Tấn Hạ - Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết nhà trường đã tuyển sinh theo 5 phương thức, tuy nhiên đến nay lượng sinh viên nhập học chỉ tầm từ 20% so với chỉ tiêu, đặc biệt một số ngành chỉ tiêu còn 100% như triết học, nhân học, tôn giáo học, thông tin - thư viện…
Th.S Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết, trường gọi nhập học đợt 2 tới 4.236 thí sinh nhưng ngày 22.9 chỉ có hơn hơn 1 nghìn thí sinh xác nhận đến nhập học. Ông Sơn cho biết hội đồng tuyển sinh đã dự đoán số thí sinh nhập học sẽ thấp nhưng cũng bất ngờ trước con số này.

Theo thạc sĩ Nguyễn Bá Anh - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành lý giải nguyên nhân là năm nay phổ điểm thi tốt nghiệp THPT tăng cao nên thí sinh vẫn chưa nhập học vì vẫn mong muốn chờ trúng tuyển ở phương thức khác. Các em muốn điều chỉnh nguyện vọng, đăng ký vào trường top trên và chờ điểm chuẩn các trường. Điều này cũng nhiều rủi ro vì khả năng điểm chuẩn các trường sẽ tăng cao, dẫn đến thí sinh dễ đánh mất cơ hội vào những ngành học ưa thích và những trường có điểm chuẩn vừa sức".

Các trường nghề tăng học bổng thu hút học sinh

Cũng giống như các trường ĐH thì chính các trường Cao đẳng nghề rất lo lắng cho việc thiếu hụt nguồn tuyển, mặc dù trước đó nhà trường đã nhận hồ sợ trực tiếp tại trường từ rất sớm.

Theo PGS-TS Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng, nguồn tuyển cho các trường CĐ năm nay sẽ rất khó, nếu chờ thi tốt nghiệp THPT xong mới xét tuyển thì lại càng khó. Bởi lẽ năm nay các trường ĐH có nhiều phương thức xét tuyển và nhất là lại tăng chỉ tiêu lớn cho xét học bạ nên thí sinh sẽ đổ xô vào các trường ĐH hết, cả ĐH công lẫn tư. “Trước đây, có điểm sàn cho ĐH và CĐ riêng sẽ phân luồng được thí sinh vào các bậc học nào nhưng những năm gần đây và nhất là năm nay chỉ tiêu ĐH tăng, xét tuyển dễ hơn khiến lượng thí sinh vào CĐ sẽ ít. Chưa kể dịch bệnh khiến trường tiếp cận thí sinh cũng hạn chế, chủ yếu chỉ gửi thông tin đến các trường THPT, tư vấn trực tuyến... Trường chỉ mong bằng chất lượng đầu ra, uy tín của mình để thu hút được thí sinh thôi” - ông Lộc cho hay.

Chính vì nguồn tuyển khó khăn, nên nhiều trường nghề đã tăng các cơ hội lấy học bổng cho các sinh viên giỏi nhập học. Sự thay đổi này là hoàn toàn hợp lý khi thực tế hiện nay có nhiều sinh viên bỏ thời gian học tập dài nhưng ra trường vẫn không tìm được việc làm phù hoặc hoặc không đáp ứng được nhu cầu của đơn vị tuyển dụng do thiếu hụt kỹ năng thực hành. Với lợi thế tiết kiệm về thời gian học tập cũng như chi phí đầu tư trong quá trình học, ra trường lại có việc làm luôn nên việc các trường Cao đẳng nghề tập trung thu hút học sinh, tăng lượng học bổng từ các thí sinh giỏi đã và đang tạo nên đà khuyến khích các học sinh chuyển hướng từ hệ Đại học sang nghệ Cao đẳng nghề.

Để khích lệ tinh thần của các sinh viên, nhiều trường dạy nghề đã trao học bổng khuyến khích học tập cho các em. Đặc biệt là đối tượng học sinh có thành tích cao cũng như con em gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn. Ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ: "Hiện nay nhà trường đã tiếp cận được một lượng sinh viên có điểm số tốt nghiệp THPT cao và đã trao cho các em các phần thưởng là những suất học bổng, vừa khuyến khích sự chăm học của các em đồng thời tạo điều kiện để các em có cơ hội tiếp xúc với các chương trình chất lượng cao thông qua các suất hoc bổng.

Vừa qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có công văn gửi các sở LĐ-TB-XH, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh, tổ chức đào tạo trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo đó, tổng cục yêu cầu các đơn vị tăng cường các nhóm giải pháp tuyển sinh, đăng ký dự tuyển trực tuyến.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần thiết lập các chuyên trang về tuyển sinh của các trường trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Viber, Zalo, website của trường… để thực hiện công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh online đến các nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, thường xuyên cử cán bộ, giáo viên quản lý, theo dõi nhằm kịp thời hỗ trợ người học trong việc tìm hiểu thông tin, tư vấn nghề nghiệp và đăng ký dự tuyển.

Bài, ảnh: Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các trường ĐH xét tuyển bằng học bạ và Cao đẳng nghề lo lắng tìm nguồn tuyển sinh