Sự đa dạng, khác biệt về mâm cỗ Tết ba miền còn thể hiện qua món dưa ăn giải ngấy cho bánh chưng, bánh tét. Trong khi miền Bắc có dưa hành chua thanh nhẹ, thì miền Trung và miền Nam có dưa kiệu, dưa món mặn ngọt.

Cách làm các loại dưa muối ăn ngày Tết

La Hường | 17/01/2017, 18:02

Sự đa dạng, khác biệt về mâm cỗ Tết ba miền còn thể hiện qua món dưa ăn giải ngấy cho bánh chưng, bánh tét. Trong khi miền Bắc có dưa hành chua thanh nhẹ, thì miền Trung và miền Nam có dưa kiệu, dưa món mặn ngọt.

Dưa hành (phổ biến ở miền Bắc)

Nguyên liệu:

– 2kg hành củ

– 1/2 chén giấm

– 1/2 chén đường

– 1/4 chén muối

Thực hiện:

Cho 2 muỗngmuối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày. Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.

Trong khi đó thì làm nước trộn.

Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.

Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.

Sau 10 ngày là ăn được.

Dưa kiệu (phổ biến ở miền Trung và miền Nam)

Nguyên liệu:

– 1kg kiệu làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)

– 1/2kg đường

– Phèn chua (bằng 1 lóng tay)

– 1 muỗng cà phê muối

– 1 củ tỏi lột vỏ

Thực hiện:

Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.

Sau đórải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.

Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.

Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.

Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.

Dưa món (phổ biến ở miền Trung và miền Nam, nhất là miền Trung)

Nguyên liệu:

– 300g kiệu, 50g ớt hiểm, 2 củ cà rốt, 2 củ cải trắng, 4 trái dưa leo, 2 củ su hào, nửa trái thơm, 2 chén nước mắm, 4 chén đường

Thực hiện:

– Kiệu cắt bỏ lá, ngâm nước tro để qua đêm, phơi khô cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa lại bằng nước muối sau đó phơi khô lần nữa.

– Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ, thơm thái lát mỏng, xóc muối để 30 phút, rửa sạch lại phơi khô.

– Cho đường và nước lạnh vào nước mắm, sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn.

– Xếp kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào, dưa leo, thơm vào keo, rót nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ trong tủ lạnh ăn dần Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon

Dưa giá (phổ biến ở miền Nam, thường ăn với thịt kho tàu)

Nguyên liệu:

– 1kg giá cọng mập ngắn

– 100gr hẹ cắt khúc bằng cọng giá

– 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá

– 1 củ gừng nhỏ, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước).

– chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)

– 1 muỗng cà phê muối

– 3 muỗng cà phê đường

– 1 chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ(nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).

Thực hiện:

Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tanrồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch (không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước.

Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.

(Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống).

Rau củ thập cẩm ngâm chua ngọt (phổ biến ở miền Nam)

Nguyên liệu:

- 3 quả dưa leo

- 2 củ cà rốt

- 2 củ cải trắng vừa ăn

- 1/2thìa nhỏ muối

- Hỗn hợp pha chua ngọt: 20g muối, 30g đường cát trắng, 60ml giấm, 100ml nước lọc

- 1 củ tỏi.

Cách làm 1:

- Cà rốt, củ cải gọt vỏ, dưa leo giữ nguyên vỏ.

- Cà rốt, củ cải cắt thành từng miếng dài khoảng 5cm. Trộn vào cà rốt và củ cải nửa thìa nhỏ muối để khoảng 15 phút, sau đó để nguyên không dùng tay vắt lại, đổ bỏ nước muốiđi.

- Dưa leo bổ làm đôi, bỏ hạt, cắt giống cà rốt.

- Hòa tan hỗn hợp muối, đường, giấm, và nước lọc vào bát.

- Đổ rau củ quả vào thausạch, thêm hỗn hợp giấm đường vào túi, bóp nhẹ nhàng cho thấm đều

- Tỏi bóc vỏ, thái lát vừa ăn.

- Cho hỗn hợp rau củ vào lọ thủy tinh sạch, trộn lẫn vài lát tỏi, để khoảng nửa ngày có thể dùng được.

Cách 2:

Nguyên liệu:

- 500g cà rốt, rửa sạch gọt vỏ

- 500g củ cải trắng, rửa sạch gọt vỏ

- 500g dưa chuột

- 150g đường

- 1 thìa cà phê muối

- 300ml dấm

- 250ml nước ấm

- Hũ thủy tinh để đựng

Cách làm:

- Cà rốt, dưa chuộtvà củ cải trắng thái que dài, dày khoảng 0,5cm mỗi cạnh.

- Cho cà rốt, dưa chuộtvà củ cải vào tô lớn, rắc 2 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối, dùng tay nhẹ nhàng xóc và trộn đều cho củ cải ngấm đường, muối trong khoảng 3 phút và bắt đầu mềm ra; tới khi bạn bẻ gập chúng lại mà không bị gãy là được.

- Đổ củ cải,cà rốt, dưa chuộtra rổ, tráng qua với nước rồi để ráo.

- Trong một tô khác, hòa tan nốt chỗ đường còn lại với dấm và nước ấm.

- Chuẩn bị các hũ thủy tinh khô, sạch. Gắp củ cải,cà rốt, dưa chuộtvào hũ rồi đổ nước trộn chua ngọt vào xâm xấp mặt củ cải, đợi nguội hoàn toàn bạn mới đóng nắp lọ. Để nguyên ít nhất 8-10 tiếng trước khi dùng nhé!

Khánh An (Tổng hợp)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách làm các loại dưa muối ăn ngày Tết