Theo GS Ngô Vĩnh Long (Trường đại học Maine, Mỹ), việc Campuchia ngăn cản ASEAN ra tuyên bố chung khi đề cập đến phán quyết của Tòa Thường trực về Biển Đông chứng tỏ sự chi phối của Trung Quốc không chỉ đã quá lớn mà quá lộ liễu. Do đó, nếu ASEAN không muốn bị tan vỡ thì phải chỉnh đốn và đổi mới.

Campuchia làm 'kỳ đà cản mũi' ASEAN trước áp lực Trung Quốc

Trí Lâm | 26/07/2016, 17:22

Theo GS Ngô Vĩnh Long (Trường đại học Maine, Mỹ), việc Campuchia ngăn cản ASEAN ra tuyên bố chung khi đề cập đến phán quyết của Tòa Thường trực về Biển Đông chứng tỏ sự chi phối của Trung Quốc không chỉ đã quá lớn mà quá lộ liễu. Do đó, nếu ASEAN không muốn bị tan vỡ thì phải chỉnh đốn và đổi mới.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM 49) diễn ra ngày 24.7 tại Lào cuối cùng đã ra được tuyên bố chung sau nhiều lần đàm phán và “nâng lênđặt xuống”. Tuy nhiên, tuyên bố chung lần này lại không đề cập đến phán quyết về vấn đề Biển Đông của Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan.

Một số nước như Philippines, Việt Nam, Indonesia, Myanmar và Singapore muốn đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực được công bố hôm 12.7, theo đó bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi tuân thủ luật hàng hải quốc tế trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp.

Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất là Campuchia khi quốc gia này đã phản đối việc đề cập đến phán quyết. Theo nguyên tắc hoạt động của ASEAN, tuyên bố chung chỉ ra đời khi có sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Sau nhiều phiên đàm phán, Philippines đã đồng ý bỏ đoạn đề cập đến phán quyết trong tuyên bố chung nhằm ngăn sự bất đồng có thể khiến khối không ra được tuyên bố.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về điều này, GSNgô Vĩnh Long cho biếtcác quốc gia thành viên ASEAN đã có ra thông cáo chung, nhưng chỉ có 6 điểm chung chung về an ninh khu vực. Đặc biệt là tuyên bố chungkhông đảđộng gì đến phán quyết của Tòathường trực (PCA) doCampuchia làm “kỳ đà cản mũi” trước các áp lực của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Long, việc này đã khiếncác nước khác trong và ngoài khu vực rất bất bình.

“Sựbất bình này đã làm cho một số thành viên thảo luận việc có lẽ phải thay đổi những quy định hiện hành của ASEAN về bắt buộc phải có đồng thuận 100% trong các quyết định và tuyên bố chung. Thay vào đó là một luật mới để cho đa số được tiến hành với các vấn đề quan trọng, có nhiều tranh cãi, như vấn đề Biển Đông, mà không được toàn thể các quốc gia thành viên đồng ý” – ông Long nói.

Trong hôm nay và ngày mai (27.7), các thành viên ASEAN sẽ hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Theo ông Long, dù vậy thì tình hình sẽ không có gì thay đổi vì Trung Quốc đã“mặt dầy mày dạn” và “cố đấm ăn xôi” như những hành động và phát biểu từ sau phán quyết của Tòa Trọng tàithường trực đã cho thấy. Trong đó có việc tố cáo láolà Philippines và Việt Nam đã xâm chiếm Trường Sa của Trung Quốc chứ không phải ngược lại.

“Tôi nghĩ việc không ra được tuyên bố chung về Biển Đông và phán quyết của TòaTrọng tài thường trực càng làm cho thế giới thấy rõ bộ mặt của Trung Quốc và những nướcđồng lõatrong việc bất chấp luật lệ quốc tế. Điềunày sẽ giúp cho việc đấu tranh với sự bành trướng của Trung Quốc không chỉtrên biển mà cả ở các khu vực khác.

Theo ông Long, sự chi phối của Trung Quốc không chỉđã quá lớn mà cònquá lộ liễu. Do đó, nếu ASEAN không muốn bị tan vỡ hay không còn thích hợp thì phải chỉnh đốn và đổi mới.

Tham dự các hội nghị của ASEAN và với các đối tác hôm qua, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh kêu gọi các bên tôn trọng tiến trình pháp lý, ủng hộ nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông.

Phó thủ tướng cũng bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông, nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và nhắc lại lập trường của Việt Nam về Tòa Trọng tài.

Ông Phạm Bình Minh khẳng định các bên cần kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình và nỗ lực thúc đẩy thương lượng, thực hiện nghiêm Tuyên bố của các bên DOC.

Sau khi Tòa Trọng tài ngày 12.7ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc chiếm phần lớn Biển Đông, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giaocho biếtViệt Nam hoan nghênh việc Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Nhiều nước đối tác của ASEAN cũng bày tỏ quan ngại tình hình ở Biển Đông đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực, thúc giục ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Trí Lâm
Bài liên quan
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IP

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
34 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Campuchia làm 'kỳ đà cản mũi' ASEAN trước áp lực Trung Quốc