Sở xây dựng TP.HCM kiến nghị cần có chế tài đủ mạnh, hoặc có thể chuyển cơ quan điều tra để xử lý việc chiếm dụng kinh phí bảo trì chung cư.

Cần có chế tài đủ mạnh xử lý việc chiếm dụng kinh phí bảo trì chung cư

Hồ Đông | 19/10/2020, 21:56

Sở xây dựng TP.HCM kiến nghị cần có chế tài đủ mạnh, hoặc có thể chuyển cơ quan điều tra để xử lý việc chiếm dụng kinh phí bảo trì chung cư.

Sở xây dựng TP.HCM vừa có báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội TP về những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến kinh phí bảo trì chung cư 2%.

Sở xây dựng cho biết, quy định tại Luật nhà ở 2015 và 2014 và các nghị định hướng dẫn thi hành, người mua căn hộ có trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì 2% giá trị căn hộ và chủ đầu tư có trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì 2% với phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại, không bán.

Sở xây dựng sẽ phối hợp với UBND quận, huyện tiến hành kiểm tra hoặc lập Đoàn thanh tra để kiểm tra khi nhận được các đơn thư phản ánh từ Ban quản trị, cư dân trong việc chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc sử dụng không đúng, không công khai tài chính trong việc sử dụng kinh phí bảo trì.

Trường hợp phát hiện vi phạm trong việc bàn giao, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, Thanh tra Sở xây dựng sẽ tiến hành xử lý vi phạm theo quy định tại điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

155534160745392-thumbnail-15969822251751979863837-1602736970537219489435.jpg
Sở Xây dựng TP.HCM cần có chế tài trong việc quản lý, công khai minh bạch chi phí bảo trì chung cư, nhằm đảm bảo quyền lợi cho cư dân - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, Nghị định 139 không có nội dung quy định chế tài đối với chủ đầu tư không chịu bàn giao kinh phí bảo trì. Điều này dẫn đến tranh chấp gay gắt giữa chủ đầu tư và Ban quản trị. Do đó, Sở xây dựng đề xuất nội dung chế tài đối với hành vi vi phạm nêu trên, có thể chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra xử lý hành vi chiếm dụng tài sản của cư dân.

Bên cạnh đó, Sở xây dựng cũng đề xuất Đoàn đại biểu Quốc hội TP kiến nghị Quốc hội xem xét, hướng dẫn để thống nhất trong công tác triển khai thực hiện và kịp thời xử lý các hành vi, nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trước đó, Bộ xây dựng cũng đã từng tiến hành thanh tra và chỉ ra nhiều dự án có tranh chấp căng thẳng kéo dài giữa cư dân và chủ đầu tư như: chung cư Khang Gia Tân Hương (Tân Phú); Hoàng Anh River View (Công ty Hoàng Anh Gia Lai); Chung cư Khánh Hội 2 (Công ty CP Đầu tư dịch vụ Khánh Hội); chung cư Morning Start (Công ty CP Dịch vụ Xây dựng Địa ốc Xanh); chung cư Investco - Babylon (Công ty CP Xây dựng và Phát triển Hồng Hà)...

Sau khi kiểm tra, Bộ xây dựng cũng đã đề nghị UBND TP.HCM chuyển cơ quan điều tra xử lý chủ đầu tư vi phạm quy định về quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng kinh phí bảo trì chung cư.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần có chế tài đủ mạnh xử lý việc chiếm dụng kinh phí bảo trì chung cư