PGS-TS Đinh Trọng Thịnh từ Học viện Tài chính nêu quan điểm cho rằng: "Thành ủy TP.HCM cần phải đưa vụ việc ra cơ quan điều tra xem việc mua bán có chính xác hay không, có tình trạng đi đêm, móc ngoặc, bắt tay giữa Công ty Tân Thuận với Quốc Cường Gia Lai để xà xẻo, tham ô tài sản nhà nước hay không”.

Cần làm rõ liệu có việc móc ngoặc trong thương vụ Tân Thuận - Quốc Cường Gia Lai hay không?

Trí Lâm | 23/04/2018, 15:29

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh từ Học viện Tài chính nêu quan điểm cho rằng: "Thành ủy TP.HCM cần phải đưa vụ việc ra cơ quan điều tra xem việc mua bán có chính xác hay không, có tình trạng đi đêm, móc ngoặc, bắt tay giữa Công ty Tân Thuận với Quốc Cường Gia Lai để xà xẻo, tham ô tài sản nhà nước hay không”.

Liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng 32,4ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận, Công ty cổ phầnQuốc Cường Gia Lai vừa phát đi thông cáo "công bố thông tin phản hồi báo chí" gửi Ủyban Chứng khoán Nhà nước,khẳng định: diện tích đất được chuyển nhượng không phải đất công.

Cụ thể, Quốc Cường Gia Laicho rằng, quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 32,4hamà công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho mình100% không phải là đất công và việc chuyển nhượng này cũng không phải thông qua đấu giá, theo quy định pháp luật.

Công ty này giải thích, các thửa đất này không phải do Nhà nước giao đất cho Tân Thuận quản lý, không phải đất trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, không phải là đối tượng đất thuộc sở hữu Nhà nước giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý sử dụng áp dụng Quyết định 09/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19.1.2007.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Đinh Thế Hưng (Viện Nhà nước và Pháp luật) cho rằng đất của Nhà nước giao cho một doanh nghiệp nhà nước quản lý thì đó là tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp này có được chuyển nhượng hay không và quy trình chuyển nhượng có đúng hay không thì cần phải rà soát lại các quy định của pháp luật.

"Doanh nghiệp mua rồi nhưng có thể thỏa thuận trả lại, nếu không thỏa thuận được thì có thể ra tòa và tòa sẽ phán đúng sai. Nếu tòa chứng minh được thương vụ có yếu tố trục lợi, lừa dốihoặc vi phạm các điều cấm của pháp luật thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Nếu ra tòa thì tôi nghĩ việc tuyên hợp đồng vô hiệu cũng khá cao", ông Hưng nhận định.

Cũng nói với Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, nếu nói đây không phải là đất công là không hợp lý. Toàn bộ tài sản của Công ty Tân Thuận là tài sản của Thành ủy TP.HCM. “Kể cả tiền trong kinh doanh lẫn tiền đang phải thu, phải trả ở đâu đó đều thuộc tài sản công. Vốn của Tân Thuận là tiền của Nhà nước, do đó, lợi nhuận, tài sản hình thành từ vốn đó đều là tài sản Nhà nước”.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, có thể thương vụ giữa Quốc Cường Gia Lai và Tân Thuận mang đầy đủ tính chất pháp lý, tiền nong trao nhau đầy đủ… nhưng vẫncó sai phạm.

Lý do là đây là đất công của một doanh nghiệp thuộc Thành ủy TP.HCM. Khi thực hiện việc mua bán này, quan trọng phải là đấu giá công khai nhưng thương vụ này không thực hiện việc này. Hơn nữa, việc mua bán diện tích đất này không đúng với giá thị trường. Họ mua bán với nhau chỉ khoảng 500 tỉ nhưng người nhiều chuyên gia định giá hơn 2.000 tỉ đồng. Việc mua bán này cũng được diễn ra rất nhanh chóng.

Việc Công ty Tân Thuận chuyển nhượng, liên kết với Quốc Cường Gia Lai để thực hiện dự án cũng rất có vấn đề. Bản chất là họ làm từng bước để hợp thức hóa tài sản công mà không cần qua đấu giá.

“Nếu tôi ký kết với anh để thực hiện dự án nào đó thì hoàn toàn xuất phát từ mục đích của doanh nghiệp, không cần phải đấu thầu. Nhưng sau khi liên kết thì hợp thức hóa bằng việc bán phần của tôi cho anh, không doanh nghiệp nào có thể chen vào được. Đây là một cách móc nối để lọt qua các thủ tục như đấu thầu, định giá tài sản…”, ông Thịnh nhấn mạnh.

“Rõ ràng đằng sau nó có vấn đề. Thành ủy TP.HCM cần phải đưa vụ việc ra cơ quan điều tra xem việc mua bán có chính xác hay không, có tình trạng đi đêm, móc ngoặc, bắt tay giữa Tân Thuận với Quốc Cường Gia Lai để xà xẻo, tham ô tài sản nhà nước hay không”, ông Thịnh nói.

Theo chuyên gia này, nếu chứng minh được thì vụ việc này hoàn toàn có thể khởi tố hình sự vụ án. Không chỉ ban lãnh đạo Công ty Tân Thuận phải chịu trách nhiệm mà ai là người ký cho phép Tân Thuận bán mảnh đất đó cũng phải chịu trách nhiệm và bồi thường. Cùng với đó, người mua mảnh đất này nếu bị phát hiện có hàn vi cấu kết, hối lô để được hưởng lợi ích thì cũng phải chịu trách nhiệm.

Do đó, việc Thành ủy TP.HCM ra quyết định dừng việc mua bán này và thực hiện việc kiểm tra hoạt động của 2 công ty và yêu câu chấm dứt việc mua bán này là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp, đúng với mong muốn của người dân.

“Kể cả thương vụ này có trả lại tiền thì hành vi phạm tội cũng đã hoàn thành. Nếu thu hồi được tài sản nà nước thì chỉ xem như môt tình tiết giảm nhẹ”, ông Thịnh cho hay.

Chia sẻ với phóng viên, một số chuyên gia (giấu tên) cũng đưa ra nhận định thương vụ giữa Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai có phần nào giống với thương vụ MobiFone mua AVG.

Quốc Cường Gia Lai sẵn sàng trả lại đất?

Ngày 18.4, Văn phòng Thành ủy TP.HCM đã có thông báo liên quan đến việc Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận đã bán khu đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai hơn 30 ha với giá 1,29 triệu đồng/m2.

Trong thông báo nêu rõ, Ban Thường vụ Thành ủy không đồng ý việc bán chỉ định đối với dự án này và yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận phải đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.

Trao đổi với báo chí hôm qua, ông Nguyễn Quốc Cường -Phó tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai nói việc mua lại hơn 32ha đất từ Công tyTân Thuận là hợp đồng giao dịch dân sự hợp pháp giữa hai bên. Tuy nhiên, nếu TP.HCM yêu cầu thương thảo để xem xét lại việc huỷ hợp đồng, ông sẵn sàng trả lại trên cơ sở các điều khoản mà hợp đồng hai bên đã ký kết.

Theo ông Cường, khu đất 32ha mà công ty ông mua lại từ Cty Tân Thuận nằm cạnh mặt đường Nguyễn Hữu Thọ, chứ không nằm chung trong tổng thể dự án 92ha như báo chí nêu.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần làm rõ liệu có việc móc ngoặc trong thương vụ Tân Thuận - Quốc Cường Gia Lai hay không?