Tình trạng quảng cáo “lương y gia truyền” để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh đã xuất hiện rầm rộ các kênh TikTok, YouTube.
Khoa học - công nghệ

Cảnh báo chiêu trò phát tán thông tin sai lệch, quảng cáo thuốc trên MXH

Nhật Anh 18:33 11/11/2024

Tình trạng quảng cáo “lương y gia truyền” để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh đã xuất hiện rầm rộ các kênh TikTok, YouTube.

Theo Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC (Cục An toàn thông tin – Bộ TT-TT), tình trạng quảng cáo “lương y gia truyền” để bán các loại thuốc đông y được thổi phồng chữa khỏi nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư... xuất hiện rầm rộ trên các kênh TikTok, YouTube.

Cụ thể, Cục Quản lý y, dược cổ truyền nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của các cơ ở y học cổ truyền làm ăn chân chính, lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị các kẻ mạo danh, quảng cáo “nổ” trên mạng xã hội, đe dọa sức khỏe người dân.

1_min_1_e9544c4d1c.jpg
Người dân chỉ nên sử dụng thuốc đông y có nguồn gốc, được kiểm định rõ ràng - Ảnh: NCSC

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của dược liệu y học cổ truyền. Hiện nay, các thành tựu của y học cổ truyền và cơ sở đông y uy tín đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng mạo danh, quảng cáo sai sự thật tràn lan trên mạng xã hội.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần thận trọng trước các thông tin được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, thực hiện kiểm tra tính xác thực của thông tin thông qua những trang thông tin chính thống.

Không tham gia vào các hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến; không thực hiện mua bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, hay giao dịch với người không rõ danh tính.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng thuốc Đông y có nguồn gốc, được kiểm định rõ ràng. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh, hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp không thể đến trực tiếp khám chữa bệnh, người dân chỉ nên sử dụng các nền tảng online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ rõ ràng.

2_min_1_6d4c9665ce.jpg
Xuất hiện tình trạng mạo danh sàn Amazon để lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Ảnh: NCSC

Mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Theo NCSC, mới đây, sàn thương mại điện tử Amazon cho biết đơn vị này đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Trước đó, vào cuối tháng 9.2023, Cục Thương mại điện tử thuộc Bộ Công Thương cũng có khuyến cáo doanh nghiệp và người dân nên cảnh giác với các thông tin sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo.

Cụ thể, kẻ giả mạo đã cố tình sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Amazon Global Selling khiến doanh nghiệp và người dân hiểu đây là hoạt động của cục và Amazon Global Selling, nhằm đưa các thông tin lừa đảo, dẫn dụ người dùng tham gia các hoạt động kinh doanh.

Sau khi liên hệ, người hướng dẫn sẽ được tặng 20.000 đồng vào tài khoản; đăng ký mở thành công đại lý cửa hàng sẽ được thưởng 30.000 đồng thẻ cào điện thoại. Sau khi đăng ký mở cửa hàng thành công, đơn hàng đầu tiên của cửa hàng sẽ nhận được 200.000 đồng tiền phụ giúp để hoàn thành đơn hàng từ hệ thống.

Sau đó, kẻ lừa đảo sẽ trực tiếp chiết khấu và chuyển tiền vào tài khoản người tham gia rồi lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người tham gia để tiếp tục lôi kéo người thân tham gia cùng và gắn bó lâu dài với công việc.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo các doanh nghiệp và người dân trong mọi tình huống nên thận trọng kiểm tra, xác minh thông tin trước khi các giao dịch chuyển khoản.

Doanh nghiệp và người dân nên kiểm tra tính xác thực của tất cả các website, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua chứng nhận “Đã thông báo Bộ Công Thương.”

Đặc biệt, không truy cập đường dẫn lạ hoặc tải ứng dụng không rõ nguồn gốc. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân khi chưa xác minh, xác thực đối tượng giao dịch.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Bài liên quan
Bẫy lừa từ các nhóm 'tư vấn sức khỏe' trên mạng xã hội
Vì nhiều lý do khác nhau, có những người không muốn đến bệnh viện để khám bệnh nên tìm đến các nhóm "tư vấn sức khỏe" trên mạng xã hội rồi bị sa vào bẫy lừa đảo, “tiền mất tật mang”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hoang mang về thực phẩm chức năng: Trách nhiệm của Bộ Y tế
35 phút trước Theo dòng thời sự
Các đại biểu quốc hội cho biết trên thị trường tràn lan sản phẩm chức năng, dược, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thổi phồng công dụng… dẫn đến rủi ro cho người tiêu dùng. Trách nhiệm của Bộ Y tế đối với những tồn tại, hạn chế trong quản lý các mặt hàng này là gì?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo chiêu trò phát tán thông tin sai lệch, quảng cáo thuốc trên MXH