Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin chủng ngừa COVID-19, dựa trên một phân tích mới không cho thấy nguy cơ sẩy thai tăng lên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết 11.8.

CDC Mỹ: Phụ nữ mang thai, cho con bú, định có con nên tiêm vắc xin COVID-19

Sơn Vân | 12/08/2021, 07:10

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin chủng ngừa COVID-19, dựa trên một phân tích mới không cho thấy nguy cơ sẩy thai tăng lên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết 11.8.

CDC cho biết họ không tìm thấy mối lo ngại nào về an toàn cho người mang thai trong phân tích mới hoặc các nghiên cứu trước đó.
CDC cho biết tỷ lệ sẩy thai sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tương tự như tỷ lệ dự kiến.

Phụ nữ mang thai có thể nhận được bất kỳ loại vắc xin nào trong số ba loại được cấp phép khẩn cấp ở Mỹ là Pfizer, Moderna hoặc Johnson & Johnson (tiêm 1 mũi).

CDC trước đây không khuyến cáo phụ nữ mang thai đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 nhưng đã nói rằng họ nên thảo luận về việc tiêm chủng với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Sascha Ellington, trưởng nhóm Ứng phó và Chuẩn bị Khẩn cấp thuộc Bộ phận Sức khỏe Sinh sản của CDC, cho biết mức độ tiếp nhận vắc xin ở phụ nữ mang thai là thấp, với chỉ 23% được tiêm ít nhất một liều vắc xin.

Chúng tôi muốn tăng điều đó. Chúng tôi muốn phụ nữ được bảo vệ. Chúng tôi không thấy bất kỳ tín hiệu an toàn nào và vì vậy lợi ích của việc tiêm chủng thực sự vượt trội hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn hoặc chưa biết nào", Sascha Ellington nói và lưu ý rằng cơ quan đang làm việc trên các chiến lược để các bác sĩ sản phụ khoa trở thành nhà cung cấp vắc xin.

Mang thai làm tăng nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 và COVID-19 trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non, theo CDC.

phu-nu-mang-thai-nen-tiem-vac-xin-covid-192.jpg
phu-nu-mang-thai-nen-tiem-vac-xin-covid-19.jpg
Phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin COVID-19 tại Skippack Pharmacy ở thị trấn Schwenksville, bang Pennsylvania, Mỹ ngày 11.2 - Ảnh: Reuters

CDC cho biết hiện họ khuyến cáo tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên nên tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19, bao gồm cả những người đang mang thai, đang cho con bú, đang cố gắng mang thai hoặc có thể mang thai trong tương lai.

Ellington nói: "Chúng tôi nhận thức được những lầm tưởng đang lan truyền liên quan đến khả năng sinh sản. Chúng không dựa trên bất kỳ bằng chứng nào. Không có khoa học nào chứng minh điều đó. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ giúp ích".

Hướng dẫn mới được đưa ra trong bối cảnh các ca bệnh và số ca nhập viện đã tăng trên cả nước Mỹ trong tháng qua. Một số bệnh viện ở bang Arkansas, Florida, Louisiana, Mississippi đã hết giường và đợt bùng phát đang lan rộng ra ngoài tâm chấn ở miền nam đến bang Oregon và Washington.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc về tiêm vắc xin COVID-19 với phụ nữ mang thai và cho con bú

Thời gian qua, nhiều người hỏi bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, chuyên gia dịch tễ học tại TP.HCM, vấn đề nêu trên. Bác sĩ Khanh nhấn mạnh: “Người cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa COVID-19 và khi tiêm xong vẫn có thể cho con bú tiếp”.

Ngoài ra, bác sĩ Khanh cho biết: “Phụ nữ có thai mà nguy cơ mắc COVID-19 thì nên chích”.

Theo trang Health Shots, không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 có hại cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, bạn có thể tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mà không cần ngừng cho con bú.

Bộ Y tế: Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên, đang cho con bú có thể tiêm vắc xin COVID-19

Ngày 10.8.2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Trong văn bản mới này, Bộ Y tế đã có những bổ sung, điều chỉnh các nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhằm phát hiện và phân loại các trường hợp đủ điều kiện, đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Bộ Y tế cho biết các đối tượng đủ điều kiện tiêm vắc xin COVID-19 là người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.

Trong văn bản mới, Bộ Y tế cũng xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng bao gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (nhiệt độ <35, 5oC và >37,5 oC; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế; nhịp thở > 25 lần/phút)

Trong quyết định này, Bộ Y tế đã giảm bớt các trường hợp hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19 xuống còn 3 trường hợp: Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Ngoài ra có 2 trường hợp chống chỉ định tiêm gồm những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Như vậy, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên hoặc đang đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19, lưu ý chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.

Khi tiêm vắc xin cho thai phụ, cần hỏi rõ tuổi thai và giải thích lợi ích, nguy cơ. Chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào với mẹ và thai nhi, đồng thời thai phụ cần ký cam kết nếu đồng ý tiêm. Những trường hợp này sẽ được chuyển đến các cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm và theo dõi.

Bài liên quan
Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc về tiêm vắc xin COVID-19 với phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú có tiêm vắc xin ngừa COVID-19 được không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bác sĩ Trương Hữu Khanh sẽ giải đáp thắc mắc này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CDC Mỹ: Phụ nữ mang thai, cho con bú, định có con nên tiêm vắc xin COVID-19