Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 11.8 cho biết thử nghiệm lâm sàng ở 52 quốc gia sẽ nghiên cứu 3 loại thuốc chống viêm như là phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh nhân COVID-19.

WHO đứng đầu thử nghiệm nghiên cứu 3 loại thuốc giảm nguy cơ tử vong do COVID-19

Sơn Vân | 11/08/2021, 20:32

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 11.8 cho biết thử nghiệm lâm sàng ở 52 quốc gia sẽ nghiên cứu 3 loại thuốc chống viêm như là phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh nhân COVID-19.

"Các liệu pháp này - artesunate, imatinib và infliximab - đã được lựa chọn bởi một hội đồng chuyên gia độc lập vì tiềm năng của chúng trong việc giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện", WHO cho biết trong một tuyên bố về thử nghiệm Solidarity PLUS.

Artesunate đã được sử dụng điều trị bệnh sốt rét ác tính, imatinib cho một số bệnh ung thư và infliximab với các bệnh của hệ thống miễn dịch như Crohn (viêm ruột xuyên thành mạn tính, thường ảnh hưởng đến hồi tràng và đại tràng nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hoá) và viêm khớp dạng thấp.

Thử nghiệm Solidarity PLUS ban đầu vào năm ngoái cho thấy tất cả bốn phương pháp điều trị được đánh giá - remdesivir, hydroxychloroquine, lopinavir/ritonavir và interferon - có ít hoặc không có tác dụng trong việc giúp đỡ bệnh nhân COVID-19.

Đến nay chỉ có corticosteroid được chứng minh là có hiệu quả chống lại COVID-19 nặng và nghiêm trọng.

who-dung-dau-thu-nghiem-nghien-cuu-3-loai-thuoc-giam-nguy-co-tu-vong-do-covid-19.jpg
WHO đứng đầu thử nghiệm lâm sàng ở 52 quốc gia sẽ nghiên cứu 3 loại thuốc artesunate, imatinib và infliximab

WHO cho biết artesunate, do Ipca (Ấn Độ) sản xuất, được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét. Trong thử nghiệm, artesunate sẽ được tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày, sử dụng liều tiêu chuẩn được khuyến cáo để điều trị sốt rét ác tính.

Do Novartis (Thụy Sĩ) sản xuất, Imatinib được sử dụng để điều trị một số bệnh ung thư. Trong thử nghiệm, Imatinib sẽ được dùng bằng đường uống, một lần mỗi ngày, trong 14 ngày.

Do Johnson and Johnson (Mỹ) sản xuất, Infliximab được dùng để điều trị các bệnh về hệ thống miễn dịch. Trong thử nghiệm, Infliximab sẽ được tiêm tĩnh mạch như một liều duy nhất.

Hôm 3.8, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết cơ quan này đang kêu gọi các nước tạm dừng tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường cho đến ít nhất cuối tháng 9.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết động thái này nhằm tạo điều kiện cho ít nhất 10% dân số của mọi quốc gia được tiêm chủng.

Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất từ ​​cơ quan Liên Hợp Quốc khi khoảng cách giữa tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 ở các nước giàu và nghèo ngày càng rộng.

"Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ khỏi biến thể Delta. Thế nhưng, chúng tôi không thể chấp nhận các quốc gia đã sử dụng hầu hết nguồn cung vắc xin toàn cầu dùng nhiều hơn nữa", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói thêm.

Theo WHO, các quốc gia có thu nhập cao đã tiêm khoảng 50 liều cho mỗi 100 người vào tháng 5 và con số đó đã tăng gấp đôi. Các nước thu nhập thấp chỉ có thể tiêm 1,5 liều cho mỗi 100 người do thiếu nguồn cung.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Chúng ta cần một sự đảo ngược khẩn cấp, từ phần lớn vắc xin được chuyển đến các nước thu nhập cao thành phần lớn đến các quốc gia thu nhập thấp”.

Các quan chức của WHO hy vọng sẽ có 70% thế giới được tiêm vắc xin vào giữa năm 2022.

Đó là lúc chúng ta thực sự có thể bắt đầu tập trung vào các khía cạnh về mức độ cần thiết để vượt qua mức đó”, Tiến sĩ Kate O'Brien, Giám đốc bộ phận tiêm chủng, vắc xin và sinh phẩm của WHO, nói.

Cho đến khi đạt được mục tiêu đó, các quan chức y tế WHO hy vọng rằng các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ tạm hoãn tiêm và quan trọng hơn là lời kêu gọi chấm dứt tình trạng bất bình đẳng về vắc xin.

Trưởng nhóm kỹ thuật của COVID-19 của WHO, Maria Van Kerkhove, nói: “Chúng ta cần một chiến lược về vắc xin, cần các biện pháp y tế cộng đồng và xã hội ở cấp độ cá nhân lẫn cộng đồng. Chúng ta cần mọi người thực hiện ngay bây giờ”.

Thế nhưng, nhiều nước phớt lờ lời kêu gọi của WHO để triển khai tiêm liều vắc xin thứ ba cho người dân, như Israel, Pháp, Đức, Mỹ.

Bài liên quan
WHO: Chúng tôi nợ hàng triệu người đã chết, Trung Quốc nên đưa dữ liệu thô về nguồn gốc COVID-19
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc đang bị cản trở do thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu tiên lây lan ở đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO đứng đầu thử nghiệm nghiên cứu 3 loại thuốc giảm nguy cơ tử vong do COVID-19