Ngày 16.7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã cảnh báo rằng "trật tự thế giới đang thay đổi" và kêu gọi châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và Nga "ngăn chặn sự hỗn loạn toàn cầu".

Chiến tranh thương mại có thể gây hỗn loạn toàn cầu

Hà Ngọc Bách | 16/07/2018, 15:59

Ngày 16.7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã cảnh báo rằng "trật tự thế giới đang thay đổi" và kêu gọi châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và Nga "ngăn chặn sự hỗn loạn toàn cầu".

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã kêu gọi châu Âu, Trung Quốc, Mỹ và Nga hợp tác với nhau để tránh các cuộc chiến tranh thương mại vốn có thể trở thành "xung đột nóng" và "ngăn chặn xung đột và hỗn loạn" trên toàn cầu.

"Chúng tôi đều nhận thức được thực tế rằng trật tự của thế giới đang thay đổi trước mắt chúng ta và trách nhiệm chung của chúng ta là làm cho nó thay đổi theo hướng tốt hơn", ông Tusk tuyên bố trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc và EU ở Bắc Kinh ngày 16.7.

Nhà lãnh đạo EU cho hay thêm rằng các cuộc chiến tranh thương mại hiện nay có thể biến thành "xung đột nóng", và kêu gọi cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới nhằm tránh tình huống xấu diễn ra.

"Vẫn còn thời gian để ngăn chặn xung đột và hỗn loạn", ông Tusk nói, khẳng định nhân loại vẫn còn cơ hội để tránh rơi vào vòng xoáy khủng hoảng, xung đột.

Trong khi nhà lãnh đạo EU và Trung Quốc thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, thương mại và chương trình hạt nhân của Triều Tiên, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị đàm phán với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin ở Helsinki.

Cuộc đàm phán giữa Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc họp thường niên đến tại một thời điểm mà quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - EU đang đi xuống nhanh chóng.

Hôm 15.7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả EU là một trong những “kẻ thù” lớn nhất của nước ông. Vài giờ trước đó, ông khuyên Thủ tướng Anh, Theresa May nên kiện EU hơn là thương lượng để thực hiện Brexit.

Trong khi đó, Trung Quốc đang đối mặt với khả năng có thể bị Mỹ đánh thuế nặng nhắm vào toàn bộ số hàng hoá xuất khẩu trị giá 500 tỉ USD mỗi năm của họ tới Mỹ. Bắc Kinh hiện đang kêu gọi EU đứng chung chiến tuyến với mình chống lại Washington trong vấn đề thương mại, khi chính EU cũng bị Mỹ áp thuế cao mặt hàng thép và nhôm.

"Tôi hy vọng trong Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc và EU sẽ củng cố sự đồng thuận và tin tưởng... và gửi một thông điệp chung bảo vệ chủ nghĩa đa phương, tự do thương mại và đầu tư", ông Zhang Minh, Đại sứ Trung Quốc tại EU viết trên Nhân dân Nhật báo ngày 15.7, thể hiện mong muốn kêu gọi EU đứng chung chiến tuyến chống Washington của Bắc Kinh.

Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc trong quý 2 ước đạt 6,7%, giảm nhẹ so với mức 6,8% của quý trước. Chính phủ nước này đã cảnh báo rằng một cuộc xung đột kinh tế giữa Mỹ với họ sẽ đe doạ tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới.

Trong khi Trung Quốc mời gọi, các nhà lãnh đạo EU từ chối tham gia liên minh chống Mỹ với Bắc Kinh, đồng thời tránh né lập trường mạnh mẽ chống Mỹ. Trên thực tế, EU cũng có một số lo ngại với chính sách kinh tế của Trung Quốc giống với Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề sở hữu trí tuệ và bảo hộ sản xuất.

Thiên Hà (theo The Guardian)
Bài liên quan
Hạ Trung Quốc, Việt Nam thuận lợi trên đường tìm vé dự futsal World Cup
Sau khi để hòa Myanmar 1-1 trong trận ra quân tại VCK futsal châu Á, đội tuyển Việt Nam đã thắng Trung Quốc 1-0.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến tranh thương mại có thể gây hỗn loạn toàn cầu