Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần nghĩ lại về chính sách không sở hữu vũ khí hạt nhân (VKHN), vào lúc mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ CHDCND Triều Tiên.

Chính phủ Hàn Quốc được kêu gọi trang bị vũ khí hạt nhân

Bảo Vĩnh | 06/10/2022, 17:48

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính phủ Hàn Quốc cần nghĩ lại về chính sách không sở hữu vũ khí hạt nhân (VKHN), vào lúc mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng từ CHDCND Triều Tiên.

Theo một thăm dò gần đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Thống nhất của Đại học Quốc gia Seoul, hơn một nửa trong tổng số 1.200 người Hàn Quốc được hỏi (đạt 55,5%) ủng hộ việc phát triển một chương trình VKHN; 92,5% nhận định Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương trình VKHN.

Từ đó, các nhà nghiên cứu kêu gọi phát triển một kho VKHN độc lập, vào lúc Triều Tiên tăng tốc phát triển loại vũ khí này.

f-15-korea-times.jpg
Chiến đấu cơ F-15K thả bom khi tập trận - Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc

Người Hàn Quốc lo ngại Mỹ không trả đũa hạt nhân đối với Triều Tiên

Báo Korea Times ngày 6.10 dẫn lời Cheong Seong-chang, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Sejong cho biết, Hàn Quốc ngày càng quan tâm phát triển một chương trình VKHN riêng và lo ngại nếu như Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng hạt nhân, trong khi không biết chắc đồng minh Mỹ có trả đũa lại bằng vũ khí này hay không. 

Ông nói: “Dù cho phe đồng minh đã lần đầu tiên trong gần 5 năm có cuộc họp Nhóm tham vấn và chiến lược răn đe mở rộng (EDSCG) hồi tháng 9, tuy nhiên, họ không đạt đến một thỏa thuận về đòn trả đũa của Mỹ khi Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng hạt nhân”.

EDSCG là Nhóm Tư vấn chiến lược răn đe cấp cao nhằm đạt đến mục tiêu giải pháp hạt nhân Triều Tiên thông qua biện pháp răn đe không nhân nhượng. Cuộc họp của Nhóm Tư vấn đã diễn ra ở Mỹ ngày 15.9, nhưng tuyên bố chung nêu rằng Bình Nhưỡng nếu mở một cuộc tấn công hạt nhân thì sẽ phải đối mặt với một phản ứng “mạnh mẽ và kiên quyết”.

Ông Cheong nói: “Triều Tiên đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ, nên xem ra niềm tin của chúng ta vào Mỹ - chiếc ô che chắn chống lại các mối đe dọa hạt nhân đã bị xói mòn”.

Nhà nghiên cứu cao cấp Go Myong-hyun ở Viện Nghiên cứu Chính sách Asan nói rằng: “Dù đã có những nỗ lực không sử dụng VKHN, nhưng Nga sắp phá vỡ sự cấm kỵ này trong cuộc chiến ở Ukraine, từ đó có sự lo ngại ở nhiều quốc gia không sở hữu loại vũ khí này trong đó có Hàn Quốc”.

Ông nói thêm, dù Nga dọa dùng VKHN chống lại Ukraine nhưng Mỹ và NATO sẽ chỉ phản ứng lại bằng vũ khí quy ước, nên nhiều người dân Hàn Quốc lo sợ khả năng Mỹ phản ứng "nửa vời" trước nguy cơ Triều Tiên tấn công hạt nhân chống lại Hàn Quốc.

Thị trưởng Hong Joon-pyo của thành phố Daewu viết Facebook hôm 5.10: “Ukraine từng là cường quốc hạt nhân lớn hàng thứ ba thế giới, nhưng đã từ bỏ VKHN tiếp sau những bảo đảm an ninh của Mỹ, Anh và Nga, và nay có kết quả là Ukraine phải đối mặt nguy cơ bị Nga tấn công hạt nhân”.

Ông Hong vào năm 2017, khi là thủ lĩnh Đảng Hàn Quốc Tự do đã tuyên bố Hàn Quốc nên sở hữu VKHN để “ngang cơ” với Triều Tiên nếu có đàm phán Liên Triều.

Ông nói: "Đây là lúc phải xem xét lại toàn bộ chiến lược hạt nhân của chúng ta chống lại VKHN của Triều Tiên”.

Giáo sư Lee Geun của Đại học Quốc gia Seoul cũng đồng quan điểm: “Chúng ta cần thừa nhận Triều Tiên không đảo ngược chính sách VKHN, và chúng ta cần xem xét lại chiến lược VKHN của chúng ta nhằm chuẩn bị đối phó".

Ông nói “Các tuyên bố chính trị đó nghe rất phi thực tế và rỗng tuếch” khi bàn về tuyên bố mới đây của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol rằng việc Triều Tiên phát triển VKHN là “thách thức hiệp định không phổ biến VKHN”.

f-15-korea-times2.jpg
Mỹ - Hàn tập trận phóng tên lửa - Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc

Vũ khí hạt nhân, chiến thuật Mỹ

Cho đến nay, chính phủ Hàn Quốc luôn tránh đề cập việc sở hữu VKHN, với lý do rất tốn kém mà không mang lại nhiều ích lợi cho đất nước.

Nhà nghiên cứu Go nói việc Hàn Quốc phát triển một chương trình VKHN sẽ có kết quả là “một cơ hội lớn và vô hình”, vượt xa những biện pháp trừng phạt mà cộng đồng quốc tế từng áp dụng.

Mặt khác, việc sở hữu VKHN sẽ làm giảm mối quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ, vì liên minh này dựa trên điều kiện Washington là “ô che” hạt nhân, nhưng “việc sở hữu VKHN có thể phá vỡ mối quan hệ này và đó là lý do chúng ta chưa nhiệt tình về chuyện sở hữu VKHN”.

Ông cho rằng giải pháp tốt nhất là tái bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên. Mỹ đã rút loại vũ khí này khỏi Hàn Quốc năm 1991.

Cuối cùng, ông Go kết luận: “Sự trở lại của vũ khí hạt nhân chiến thuật Mỹ sẽ bảo đảm một khối đồng minh bền vững giữa Hàn-Mỹ, đồng thời tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên”.

Theo Korea Times
Copy Link
Bài liên quan
Nikkei Asian Review: Tên lửa Triều Tiên trở nên khó bị đánh chặn hơn
Phân tích do Nikkei Asian Review thực hiện chỉ ra rằng CHDCND Triều Tiên đạt tiến bộ đều đặn trong phát triển tên lửa khó bị đánh chặn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ Hàn Quốc được kêu gọi trang bị vũ khí hạt nhân