Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết chính quyền Trump đang xem xét liệu có nên thêm SMIC - nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vào danh sách đen thương mại hay không.

Chính quyền Trump xem xét đưa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vào danh sách đen

Phạm Hồng Quân | 05/09/2020, 07:15

Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết chính quyền Trump đang xem xét liệu có nên thêm SMIC - nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vào danh sách đen thương mại hay không.

Theo Reuters, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết Bộ Quốc phòng Mỹđang làm việc với các cơ quan khác để xác định xem có nên thực hiện động thái chống lại SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation)hay không.

SMIC và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không bình luận về vấn đề này.

Đầu tuần này, Lầu Năm Góc đã đưa ra đề xuất đưa SMIC vào danh sách thực thể với Ủy ban Người dùng Cuối, một hội đồng do Bộ Thương mại dẫn đầu, gồm cả Bộ Năng lượng Mỹ. Không rõ các cơ quan khác có ủng hộ kế hoạch hay không.

Chính quyền Trump thường sử dụng danh sách thực thể, hiện bao gồm hơn 275 công ty có trụ sở tại Trung Quốc, để đánh vào các ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc, từ gã khổng lồ về thiết bị viễn thông Huawei và ZTE về việc xử phạt vi phạm, đến nhà sản xuất camera giám sát Hikvision về việc đàn áp dân tộcthiểu số Duy Ngô Nhĩ ởTrung Quốc.

SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nhưng đứng sau đối thủTSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing) của Đài Loan, công ty dẫn đầu thị trường trong ngành này. SMIC đã xây dựng các xưởng đúcđể sản xuất chipđể có thể cạnh tranh với TSMC.

Thế nhưng, SMIC đang phải đối mặt với những hạn chế mới từ Bộ Thương mại Mỹ, cụ thể là có thể phải xin giấy phép trước khi sản xuất chip cho các hãng khác nếu dựa vào công nghệ của Mỹ. SMIC là một trong những nhà sản xuất chip cho Huawei.

Các công ty Mỹ cung cấp thiết bị sản xuất chip sẽ bị ảnh hưởng nếu chính quyền Trump đưa SMIC vào danh sách đen.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, các công ty Mỹ cung cấp thiết bị sản xuất chip như Lam Research, KLA Corp và Applied Materials có thể bị ảnh hưởng nếu SMIC bị đưa vào danh sách thực. Lý do vì họ phải xin giấy phép đặc biệt để được cung cấp thiết bị sản xuất chip cho SMIC.

Trong khi quan chức Lầu Năm Góc không nêu lý do của hành động này, mối quan hệ của SMIC với quân đội Trung Quốc đang được giám sát chặt chẽ.

Chính quyền Trump ngày càng tập trung vào các công ty Trung Quốcđược hỗ trợ bởiquân đội Trung Quốc. Hôm 26.8, Mỹ đưa vào danh sách đen 24 công ty Trung Quốcvìliên quan đến các hoạt động quân sự và xây dựngcác đảo nhân tạoở Biển Đông,gồm cả Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc và Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc.

Vài tháng qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố hai danh sách các công ty Trung Quốc được cho thuộc sở hữu hoặc sự kiểm soát của quân đội nước này, trong đó cónhà sản xuất máy bay AVIC, hai nhà mạng lớn China Mobile và China Telecom.

Trong cuộc gọi hội nghị về thu nhập hôm 20.8, SMIC cho biết sẽ đầu tư 6,7 tỉ USD vào cơ sở vật chất trong năm 2020 với mục đích giảm sự phụ thuộc vàoMỹ. SMIC ban đầu ước tính đầu tư cơ sở vật chất cho năm 2020 là 3,2 tỉUSD, nhưng đã tăng lên 4,3 tỷ USD sau khi công bố thu nhập quý 1/2020 của mìnhvà tiếp tục tăng số tiền đầu tư một lần nữa lên 6,7 tỉUSD.

Doanh thu của SMIC đã tăng 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 938 triệu USD trong quý 2/2020. Tỷ lệ sử dụng xưởng đúc của SMIC tăng lên 98,5%, tăng 7,4 điểm phần trăm so với một năm trước đó. Tỷ lệ khách hàng Trung Quốc ở mức 66,1%, tăng 9,2 điểm phần trăm so với một năm trước.

Chi phí vốn điều chỉnh của SMIC cho năm nay cao hơn gấp đôi doanh thu năm 2019 (3,11 tỷ USD) và gấp khoảng 4 lần doanh thu 1,84 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020. Chi phí vốn theo kế hoạch của SMIC chiếm 40% vốn đầu tư từ TSMC vào năm 2020, khoảng từ 16 tỉđến 17 tỉUSD. Công ty nghiên cứu thị trường TrendForce cho biết thị phần đúc của TSMC đạt 51,5% trong quý 2/2020, lớn hơn 10 lần so với 4,8% của SMIC.

Đằng sau việc tăng mạnh chi phí vốn của SMIC là sự hỗ trợ từchính quyền Trung Quốc. Hiện SMIC đang vận hành 9 nhà máy ở Trung Quốc, bao gồm cả trụ sở chính ở Thượng Hải và được cho là nhận được một nguồn trợ cấp và lợi ích thuế đáng kể từ chính quyền địa phương.

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định miễn thuế doanh nghiệp cho các nhà sản xuất bán dẫn có hơn 15 năm kinh nghiệm trong vòng 10 năm khi họ triển khai chế tạo chip bán dẫn dưới 28 nanomet. Hiện các sản phẩm chủ lực của SMIC dựa trên tiến trình 14 nanomet. Nhiều nhà phân tích cho rằng đó thực sự là một chính sách hỗ trợ cho SMIC. Vào tháng 7 vừa qua, SMIC đã huy động được khoảng 9.000tỉwon thông qua việc niêm yết lần thứ hai trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải.

Xem thêm:Con trai Tổng thống Trump: Trung Quốc có thể lấy dữ liệu từ TikTok làm hại con bạn

‘Ấn Độ gây tổn thất cho Trung Quốc và chính họ, tạo cơ hội để Mỹ tiếp quản thị trường’

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc khiến nhiều công ty ở Ấn Độ trả giá, cơ hội lớn cho Mỹ

Trung Quốc mong Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm ứng dụng, quay lại hợp tác đôi bên cùng có lợi

Nhật trả tiền cho công ty chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Ấn Độ sau Việt Nam

Trung Quốc ngáng đường thành công vụ các công ty Mỹ mua TikTok

Ấn Độ cấm thêm VPN for TikTok và 117 ứng dụng Trung Quốc khác

Nhà khoa học nói về ca siêu lây nhiễm khiến 23 người đi cùng xe buýt mắc COVID-19

'2,3 triệu người Mỹ có thể chết vì COVID-19 nếu áp dụng miễn dịch cộng đồng'

Nhật Bản xem xét tiêm vắc xin COVID-19 miễn phí cho mọi người dân

43 triệu người Mỹ thoát cảnh bị đuổi khỏi nhà thuê nhờ lệnh mới từ chính quyền Trump

‘Vắc xin COVID-19 của Nga, Trung Quốc có thể kém hiệu quả, tăng khả năng lây nhiễm HIV’

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính quyền Trump xem xét đưa nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc vào danh sách đen