Tại sự kiện Snapdragon X Elite của Qualcomm diễn ra tuần này, chúng ta đã có cơ hội xem qua một số tính năng tiềm năng của hệ điều hành Windows thế hệ tiếp theo (tạm gọi là Windows 12).

Chip mang tính cách mạng của Qualcomm sẽ giúp Microsoft tăng tốc Windows 12 với Copilot

Sơn Vân | 27/10/2023, 18:20

Tại sự kiện Snapdragon X Elite của Qualcomm diễn ra tuần này, chúng ta đã có cơ hội xem qua một số tính năng tiềm năng của hệ điều hành Windows thế hệ tiếp theo (tạm gọi là Windows 12).

Qualcomm, công ty Mỹ chuyên về chất bán dẫn, phần mềm và dịch vụ liên quan đến không dây, đã tiết lộ chip xử lý mới hào nhoáng mang tên Snapdragon X Elite và đưa ra một số tuyên bố táo bạo.

Qualcomm nói rằng chip này sẽ tăng cường đáng kể hiệu suất các thiết bị chạy Windows trên nền tảng Arm và sẽ đóng một vai trò quan trọng cho chức năng của máy cài Windows 12.

Tại sự kiện, Qualcomm đã chia sẻ sân khấu với Satya Nadella (Giám đốc điều hành Microsoft) và Pavan Davuluri (Phó chủ tịch mảng Windows và thiết bị của Microsoft) để thảo luận về Snapdragon X Elite và chủ đề NPU (bộ vi xử lý thần kinh chuyên dụng) trong bối cảnh các máy chạy Windows tương lai.

Cuộc thảo luận thiên về những nét khái quát hơn và ít đề cập đến những chi tiết cụ thể, vì không có phần trình diễn nào về phần cứng mới hoặc thậm chí không có đề cập rõ ràng nào đến Windows 12. Thế nhưng, trang Techradar đã tìm hiểu về một số tính năng đang được triển khai có thể là những gợi ý về phiên bản tiếp theo của Windows sẽ như thế nào.

AI sẽ ra sao ở các phiên bản Windows trong tương lai?

Theo báo cáo của Windows Central, Satya Nadella lần đầu tiên mô tả tầm nhìn của ông và Microsoft về cách AI đang định hình điện toán. Satya Nadella nghĩ rằng generative AI có thể quan trọng như smartphone và điện toán di động (điều mà ông từng tuyên bố tại sự kiện Envision), hay sự xuất hiện của điện toán đám mây, internet và máy tính cá nhân trong quá khứ gần đây. Ông cho rằng generative AI sẽ tác động đến sự tương tác giữa con người và máy tính, có khả năng khiến AI trở nên trực quan và thân thiện hơn với chúng ta, cũng như giúp thay đổi hành vi của con người dễ dàng hơn.

Generative AI là một loại trí tuệ nhân tạo được lập trình để tự động tạo ra nội dung mới, như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Nó khác với các hệ thống AI khác như máy học sâu (deep learning) hoặc học máy (machine learning) trong việc dự đoán kết quả từ dữ liệu đã có sẵn. Thay vì dựa trên dữ liệu huấn luyện, hệ thống generative AI có khả năng tự tạo ra dữ liệu mới và phong phú hơn.

Theo Satya Nadella, generative AI sẽ biến đổi các hệ điều hành và giao diện người dùng, cách chúng ta tương tác với ứng dụng trên thiết bị… Những thay đổi về giao diện người dùng là dấu hiệu cho thấy sự đổi mới lớn hơn và cơ bản hơn về tổng thể. Satya Nadella gọi đây là “một thay đổi lớn về giao diện người dùng”.

Sau đó, ông tiếp tục thảo luận về công cụ lý luận mới của Microsoft, hệ thống “lý luận” và bắt chước quá trình suy nghĩ của chính chúng ta. Ông trích dẫn ví dụ về Github Copilot của Microsoft, một trợ lý lập trình AI giúp bạn lên ý tưởng và sáng tạo. Việc cải tiến trong giao diện người dùng và công cụ lý luận hiện đại đồng nghĩa là “tất cả các danh mục phần mềm đều có thể được thay đổi”, như Satya Nadella đã nói.

chip-snapdragon-x-elite-cua-qualcomm-se-giup-microsoft-tang-toc-windows-12-voi-copilot.jpg
Microsoft đang đặt cược lớn vào Windows Copilot mà Giám đốc điều hành Satya Nadella gọi là “trải nghiệm tuyệt vời” - Ảnh: Internet

Cuộc đánh cược lớn về điện toán lai của Microsoft

Satya Nadella nhấn mạnh đến điện toán lai mà trang Windows Central chỉ ra là chủ đề thảo luận về việc các thế hệ hệ điều hành tiếp theo như Window 12 sẽ trông như thế nào. Đó là lĩnh vực quan trọng khác của Microsoft.

Theo Satya Nadella, tầm nhìn của Microsoft gồm cả đưa tính toán lai đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tính toán cho các thiết bị có hiệu suất thấp hoặc cũ hơn bằng cách xử lý một số thứ trên thiết bị cục bộ và tận dụng đám mây cho những thứ khác.

Đây rõ ràng là một lĩnh vực đổi mới quan trọng, sử dụng thế hệ NPU mạnh mẽ mới để tối đa hóa đồng thời tiềm năng của điện toán cục bộ và điện toán đám mây. Cách tiếp cận kết hợp với điện toán rất quan trọng vì quy mô của một số tiến trình và tính năng AI đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý hơn mức mà một PC tiêu chuẩn có thể làm. Điện toán lai về cơ bản mở rộng quy mô của những gì có thể làm được từ PC của bạn, đặc biệt là với AI, dù điều đó đồng nghĩa bạn cần có kết nối internet.

Đây chính là cách mà trợ lý AI Windows Copilot, "đứa con tinh thần" mới của Microsoft, hoạt động. Nhiều chức năng mà Windows Copilot thực hiện diễn ra trên đám mây. Chức năng của nó là sự kết hợp giữa việc xử lý trên thiết bị và trên đám mây.

Microsoft cũng đang phát triển một kiến trúc hệ thống mới để thực hiện tất cả những điều này, cho phép các nhà phát triển nhận ra cái mà công ty gọi là “ứng dụng lai”. Microsoft đang tìm kiếm các thành phần như chip Snapdragon X Elite để biến điều này thành hiện thực.

Satya Nadella gọi Windows Copilot là một “trải nghiệm tuyệt vời”, nên Microsoft rõ ràng đang đặt cược lớn vào nó. Gã khổng lồ phần mềm Mỹ muốn Windows Copilot trở thành nút Start tiếp theo, điều này chắc chắn rất táo bạo vì yếu tố mang tính biểu tượng của Windows đã tạo ra tác động to lớn và lâu dài khi ra mắt trong Windows 95.

Giám đốc điều hành Microsoft tuyên bố rằng người thậm chí còn không phải đưa ra hướng dẫn cụ thể mà chỉ cần mô tả ý định của mình và Windows Copilot sẽ đưa ra những gì bạn cần. Nó có thể hỗ trợ quy trình công việc và các hoạt động như học hành, sáng tạo, truy vấn...

Lúc này, bạn phải bấm vào nút Start, tìm ứng dụng mình muốn hoặc điều hướng File Explorer để tìm một file cụ thể, sau đó tiếp tục công việc của mình. Với generative AI, ý tưởng là người dùng nêu rõ ý định của mình và mong muốn đó trở thành hiện thực khi Windows Copilot mang đến mọi thứ bạn cần.

Microsoft đang nỗ lực rất nhiều với Windows Copilot và cho chúng ta thấy bản xem trước về những thứ mà nó có thể thực hiện. Nếu thử dùng Windows Copilot hiện nay, bạn sẽ thấy rằng nó vẫn chưa hoàn thiện, nhưng tầm nhìn của Microsoft rất hấp dẫn.

Có tin đồn rằng Microsoft đang phát triển các mô hình ngôn ngữ tự nhiên (một loại mô hình logic và có hệ thống hỗ trợ AI) sẽ cải thiện khả năng tìm kiếm file và khôi phục hoạt động trước đó tốt hơn. Pavan Davuluri nói rất nhiều về sự phát triển khác liên quan đến nền tảng để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc mô phỏng ứng dụng và cách generative AI sẽ giúp định hình trải nghiệm cá nhân của mỗi người dùng.

Vì vậy, đây là cuộc thảo luận dài mang lại cái nhìn thú vị về tương lai của Microsoft nhưng vẫn đủ mơ hồ do không tiết lộ quá nhiều điều bất ngờ. Ví dụ, chúng ta vẫn chưa biết Windows tiếp theo có được đặt tên chính thức là Windows 12 hay không.

Những gì trang Techradar biết là ý định rõ ràng của Microsoft với giao diện người dùng tập trung vào AI có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng PC và thiết bị, chức năng AI nhận biết ngữ cảnh sẽ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và tập trung vào việc kết hợp điện toán lai. Có lẽ nhiều người hiện rất háo hức muốn biết một số chi tiết về những cải tiến trong phiên bản Windows tiếp theo.

Bài liên quan
Meta cung cấp miễn phí mô hình AI nguồn mở, hợp tác với Microsoft và Qualcomm
Meta Platforms đã xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn để cạnh tranh với OpenAI và Google, nhưng đang thực hiện cách tiếp cận khác là phát hành miễn phí.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chip mang tính cách mạng của Qualcomm sẽ giúp Microsoft tăng tốc Windows 12 với Copilot