Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng “ngừng cung cấp điện, nước” không nên là biện pháp cưỡng chế. Theo đó, bà Nga đề nghị ban soạn thảo làm rõ thực tiễn có quốc gia nào trên thế giới quy định như vậy chưa.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Có nước nào cưỡng chế bằng cách cắt điện, nước chưa?

Bùi Trí Lâm | 10/02/2020, 14:17

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng “ngừng cung cấp điện, nước” không nên là biện pháp cưỡng chế. Theo đó, bà Nga đề nghị ban soạn thảo làm rõ thực tiễn có quốc gia nào trên thế giới quy định như vậy chưa.

Tại phiên họp thứ 42 vào sáng 10.2 của Ủy banThường vụ Quốc hội, Chính phủ đã trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC).

Đề nghị tăng mức phạt tiền tối đa 10 lĩnh vực

Cho ý kiến về tờ trình, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc tăng mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt; việc bổ sung 2 biện pháp cưỡng chế gồm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm; áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy…

So với luậthiện hành, dự thảo luật do Chính phủ trình lần này được sửa đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực tại điều 24, như giao thông đường bộ, thủy lợi, kinh doanh bất động sản…; bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại điều 24 như tín ngưỡng, đối ngoại, bảo hiểm thất nghiệp, in, an toàn thông tin mạng.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực, đồng thời nhấn mạnh, bài học rõ nhất là việc thực hiện xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Luật Phòngchống tác hại của rượubia với mức phạt hành chính cao và Nghị định 100/2019NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

“Việc này đã góp phần thay đổi thói quen của người dân khi tham gia giao thông, người dân đã tự ý thức tránh xa rượu bia khi tham gia giao thông. Do vậy, tăng mức phạt hành chính đều có ý nghĩa răn đe của nó cả. Nhất là ở những lĩnh vực vi phạm đang ở mức phổ biến, chúng ta cần mạnh dạn tăng mức phạt thật nặng để tăng sức răn đe”, ông Hiển nói.

Cũng quan tâm đến nội dung này, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, đối với 10 lĩnh vực tăng mức phạt tiền tối đa, chúng ta mới chỉ quy định mức trần, chưa quy định mức tối thiểu.

Thời gian qua, vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân, bạo lực gia đình có dấu hiệu gia tăng, trong khi đó nếu quy định mức phạt là 30 triệu đồng như dự thảo luật mà Chính phủ trình thì chưa đủ sức răn đe. Bà Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu để tăng mức phạt trong lĩnh vực này, nếu không các vi phạm sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Bà Hải cũng cho biết, vấn đềliên quan đến xử phạt hành chính trong khai thác cát, đá, sỏi và an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nóng được cử tri quan tâm. Đặc biệtan toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đềđặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, do vậy, mức phạt ở lĩnh vực này cũng cần phải quy định ở mức thật cao.

Cùng với đó là vấn đề xử phạt các hành vi quấy rối tình dục, nhiều ý kiến đại biểu cũng cho rằng phải tăng lên ở mức cao hơn.

Các đại biểu cũng chỉ ra một số trường hợp xử phạt với mức phạt tiền thấp, chưa tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn việc tăng mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực; chỉ tăng mức phạt tiền tối đa trong trường hợp thực sự cần thiết, có cơ sở và phải được đánh giá tác động cụ thể, bảo đảm tương xứng với mức độ nguy hiểm của từng nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm tính tổng thể trong mối tương quan với các lĩnh vực khác và thẩm quyền xử phạt của các chức danh trong lĩnh vực đó.

Bổ sung một số biện pháp cưỡng chế mới

Dự thảo luật mà Chính phủ trình lần này cũng đã bổ sung một số biện pháp cưỡng chế mới. Cụ thể, ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm; và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Thảo luận về vấn đề này, một số ý kiến đại biếu đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp điện, nước” trong lần sửa đổi này; việc bổ sung biện pháp cưỡng chếcần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động cụ thể khi sửa đổi toàn diện Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo Ủy ban Pháp luật, việc cung cấp điện, nước là giao dịch dân sự giữa nhà cung cấp và người sử dụng. Người sử dụng không vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật trong việc sử dụng điện, nước thì không nên buộc nhà cung cấp “ngừng cung cấp điện, nước” cho cá nhân, tổ chức; như vậy là can thiệp “quá sâu” vào quan hệ dân sự.

Do vậy, đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp điện, nước” trong lần sửa đổi này, mà bổ sung quy định “ngừng cung cấp điện, nước” là một biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm, không phải là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đồng thời, cần bổ sung quy định để bảo đảm biện pháp ngăn chặn này chỉ được áp dụng đối với những hành vi mà điện, nước là điều kiện cần, là phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm hành chính và việc áp dụng biện pháp này không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, hoạt động của cá nhân, tổ chức khác.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng“ngừng cung cấp điện, nước” không nên là biện pháp cưỡng chế. Theo đó, bà Nga đề nghị ban soạn thảo làm rõ thực tiễn có quốc gia nào trên thế giới quy định như vậy chưa.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biếtcác biện pháp cưỡng chế và biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa khác nhau, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thật kỹ ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về vấn đề này.

Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng“ngừng cung cấp điện, nước” có thể sẽ là một biện pháp cưỡng chế hiệu quả. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lấy ví dụ: Đối với một đơn vị xây dựng công trình trái phép, nếu áp dụng biện pháp cưỡng chế này thì sẽ rất hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Chiến cũng cho rằngnếu áp dụng ở một số hành vi vi phạm khác thì lại chưa phù hợp. Trong trường hợp chủ hộ vi phạm, việc cắt điện nước sẽ ảnh hưởng đến cả hộ, không đảm bảo tính khách quan.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnhLuật Xử lý vi phạm hành chính là dự án luật quan trọng, được áp dụng nhiều nhất trong thực tiễn. Do vậy, việc sửa luật cần đảm bảovừa quản lý nhà nước, quản lý xã hội tốt nhưng vẫn phải đảm bảo tốt quyền con người, quyền công dân.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam thành lập Ủy ban Đạo đức AI, cam kết phát triển AI có trách nhiệm
22 phút trước Khoa học - công nghệ
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức trí tuệ nhân tạo (AI).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Có nước nào cưỡng chế bằng cách cắt điện, nước chưa?