Theo Chủ tịch UBND tỉnh, vải thiều Bắc Giang được trồng ở "vùng vải an toàn trước dịch bệnh", không bị tác động bởi dịch COVID-19.

Chủ tịch Bắc Giang khẳng định vải thiều được trồng ở vùng an toàn không vướng dịch COVID-19

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 25/05/2021, 15:10

Theo Chủ tịch UBND tỉnh, vải thiều Bắc Giang được trồng ở "vùng vải an toàn trước dịch bệnh", không bị tác động bởi dịch COVID-19.

Tại buổi làm việc với Bộ Công Thương ngày 25.5 để tìm cách tiêu thụ nông sản tới vụ, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho biết năm 2021 diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.100ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020), trong đó vải chín sớm 6.050ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải dự kiến là vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 20.5 - 10.6; vải chính vụ sẽ thu hoạch từ 10.6 - 20.7.

187923755_1396505997400838_7956594653800145358_n.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang họp với Bộ Công Thương tìm cách tiêu thụ nông sản, ngày 25.5 - Ảnh: T.N

Ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: "Vải thiều Bắc Giang có chất lượng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, được trồng trọt và chăm sóc ở vùng vải an toàn dịch bệnh, không bị tác động bởi dịch COVID-19. Vì vậy, thị trường trong và ngoài nước có thể yên tâm tin dùng".

Tuy nhiên, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang cũng kiến nghị Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức với các tỉnh, thành phố về việc tạo điều kiện cho hàng hóa nông sản Bắc Giang được lưu thông tiêu thụ khi đảm bảo các điều kiện về an toàn dịch bệnh.

Bộ Công Thương sẽ làm đầu mối kết nối Bắc Giang với các chi nhánh ở nước ngoài để hỗ trợ, tạo điều kiện quảng bá và thúc đẩy kết nối, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều Bắc Giang ở thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Singapore...

Đối với việc vận chuyển hàng hóa của tỉnh Bắc Giang đến các tỉnh thành khác trên cả nước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Y tế ban hành quy trình về thu mua, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản của các vùng có dịch.

Theo đó, Thứ trưởng nhấn mạnh không chỉ riêng Bắc Giang mà bất cứ bất kỳ tỉnh thành nào có dịch đều phải tuân thủ đúng quy định. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị Bắc Giang và các tỉnh có dịch thực hiện theo đúng hướng dẫn tại các văn bản của Bộ Công Thương về việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nông sản của vùng có dịch.

Về việc tiêu thụ nông sản, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng không nên quá phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu truyền thống, cần tập trung tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa. Điều này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ trong năm nay mà còn trong thời gian tới.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị tỉnh Bắc Giang lưu ý, theo quy định hướng dẫn thu mua, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, Bắc Giang nên cử một đầu mối cấp các giấy tờ chứng nhận theo quy định về phòng chống dịch đối với nông sản, giúp cho sản phẩm từ Bắc Giang thuận lợi qua các tỉnh, thành phố và tiêu thụ trong thời gian sớm nhất, tránh bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: "Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các thương nhân Trung Quốc không thể nhập cảnh vào vùng vải để thu mua, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ Bắc Giang lưu thông thông suốt các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh và cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra".

Bộ trưởng Diên yêu cầu các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh khẩn trương xây dựng ngay các kịch bản và cũng đề xuất số lượng cụ thể, danh mục hàng hóa cụ thể, dịch vụ cần thiết, dự báo tình huống xấu hơn thì cần những dịch vụ hàng hóa gì là bao nhiêu. Từ đó, Bộ sẽ có căn cứ để cân đối và kết nối với các địa phương và các doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời.

Bài liên quan
Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản
Theo thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) của Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Bắc Giang khẳng định vải thiều được trồng ở vùng an toàn không vướng dịch COVID-19