Ngày 17.12, Diễn đàn liên kết phát triển TP.HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Connect) năm 2021 với chủ đề "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới" đã được tổ chức tại TP.HCM.

Chủ tịch TP.HCM: Việc đẩy mạnh liên kết với các vùng ĐBSCL là cấp thiết

Tú Viên | 17/12/2021, 17:47

Ngày 17.12, Diễn đàn liên kết phát triển TP.HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Connect) năm 2021 với chủ đề "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới" đã được tổ chức tại TP.HCM.

Lãnh đạo TP.HCM và các tỉnh thành ĐBSCL có mặt tại Diễn đàn Mekong Connect 2021 để cùng trao đổi tìm giải pháp phục hồi kinh tế cho năm 2022 và liên kết phát triển trong điều kiện bình thường mới.

Phát biểu tại Mekong Connect 2021, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL vừa trải qua những giai đoạn khó khăn nhất, chống chọi với dịch bệnh COVID-19. Nhiều tổn thương, hy sinh, mất mát và cả những ảnh hưởng nặng nề trên các mặt kinh tế – xã hội. “Đến nay, khi dịch bệnh được cơ bản kiểm soát, chúng ta vẫn cùng làm một công việc quan trọng – vừa cố gắng duy trì kiểm soát dịch, vừa lo phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội bền vững”, ông Mãi nói.

ma-mai.jpeg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại diễn đàn-Ảnh: P.V

Theo ông Mãi, trong quá trình phát triển kinh tế, TP.HCM luôn đánh giá cao mối liên kết với các tỉnh, thành ĐBSCL. Với “địa kinh tế” của khu vực Mekong, dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh, còn TP.HCM là trung tâm thương mại lớn của cả vùng với 80% nguồn cung cho thị trường đến từ ĐBSCL.

“Chúng ta đã có mối liên kết phát triển về hạ tầng giao thông, về nguồn nhân lực, về chuỗi sản xuất kinh doanh, về kinh tế biển, về kết nối năng lượng - du lịch, hàng không, về hệ sinh thái khởi nghiệp, và liên kết công nghiệp hỗ trợ, về bình ổn và phát triển thị trường,…”, ông nhấn mạnh.

Đúc kết từ thực tế khách quan và nhu cầu của mỗi địa phương, ông Mãi cho rằng liên kết cùng phát triển giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL là nhu cầu cấp thiết.

Vì vậy khi thiết kế nội dung của Mekong Connect năm nay, TP.HCM chọn chủ đề chính là phục hồi kinh tế và liên kết phát triển cùng với 2 chuyên đề nữa là chăm lo cho nguồn nhân lực và cùng xây dựng hệ thống y tế cơ sở trong phòng, chống dịch là 4 trụ cột chính của các phiên thảo luận tại diễn đàn chung; với kỳ vọng diễn đàn lần này không chỉ tạo được động lực lớn, mang lại hiệu quả phục hồi phát triển kinh tế xã hội của cả vùng nói chung, từng địa phương nói riêng; mà còn mở ra một bước phát triển mới, mở rộng hơn trong liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL.

Đồng thời, TP.HCM và các địa phương cùng đánh giá lại các hoạt động liên kết trong thời gian qua; cùng tháo gỡ những nút thắt trong các điểm yếu về thể chế, chính sách trong liên kết vùng để từ đó cùng xác định tầm nhìn chung cho phát triển kinh tế vùng cũng như chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong giai đoạn phục hồi phát triển kinh tế.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho rằng, ĐBSCL như một thực thể kinh tế. "Mạch máu" của 13 tỉnh ĐBSCL không thể đóng khuôn trong một địa giới hành chính nào; khi nói đến Mekong thì nhiều người biết bởi đây là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới.

dien-dan.jpeg
Các địa phương ĐBSCL giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở bên lề diễn đàn-Ảnh: Hùng Lê

Để làm được điều đó, ông Hoan cho rằng, cần chuyển đổi tư duy liên kết vùng thay vì tư duy địa phương.

Liên kết vùng ĐBSCL là chuyện đã nói 20 năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng liên kết chưa thành công là do hệ thống giao thông bị đứt gãy nên không đủ điều kiện kết nối giữa các địa phương.

Tuy nhiên, vị Bộ trưởng Hoan cho rằng, hạ tầng chỉ là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ.

"Lãnh đạo không thể ngồi riêng với nhau để tháo gỡ vấn đề này, mà cần bàn bạc với doanh nghiệp, người dân nếu muốn tính chuyện lớn. Đây là giá trị của diễn đàn Mekong Connect khi tạo điều kiện để các bên cùng trao đổi, giải quyết các vấn đề với tư duy khác. Mỗi lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có thể lấy ý tưởng, sáng kiến từ cộng đồng này, tìm giải pháp cho các vấn đề", ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Trước vấn đề biến đổi khí hậu; biến đổi thị trường và biến đổi xu thế tiêu dùng, Việt Nam Việt Nam đang loay hoay ở tư duy sản lượng nhưng đánh đổi nhiều chi phí.

Ông Lê Minh Hoan nhận định, có những chi phí hiện nay người nông dân chưa hình dung hết, cụ thể như làm biến dạng hệ sinh thái và ảnh hưởng chi phí thương hiệu của một nền nông nghiệp, thậm chí quốc gia. 

"Tầm quan trọng của tư duy hợp tác, liên kết. Để mang lại giá trị gì mà phải ngồi lại với nhau, thảo luận sáng kiến, cùng nhau làm chính sách, mô hình. ĐBSCL phải tự mình vượt qua biến đổi khí hậu, phát triển thành đồng bằng mang thương hiệu thế giới", Bộ trưởng Bộ NNPTNT nói.

Sau kết quả của các phiên thảo luận và tổng kết diễn đàn, TP.HCM và vùng ĐBSCL sẽ cùng đưa ra những cam kết, tuyên bố chung bằng những sản phẩm, hoạt động cụ thể để cùng thống nhất hành động.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch TP.HCM: Việc đẩy mạnh liên kết với các vùng ĐBSCL là cấp thiết