Bộ GD-ĐT vừa thông qua Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó quy định rõ số môn học, thời lượng học tập ở từng cấp học.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Nâng cao vai trò của giáo viên trong dạy và học

Hải Yến | 29/07/2017, 16:51

Bộ GD-ĐT vừa thông qua Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó quy định rõ số môn học, thời lượng học tập ở từng cấp học.

Chương trình mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.

Nội dung các môn học cũng chỉ còn bị phân chia thành 2 loại: môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn chứ không phân thành nhiều loại như trước đây (môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn, nội dung giáo dục của địa phương).

Ở cấp tiểu học, nội dung và số tiết các môn Tiếng Việt, Ngoại ngữ, hoạt động giáo dục bắt buộc (ở lớp 3, 4, 5) không có sự thay đổi. Riêng số tiết môn Toán lớp 5 giảm từ 210 tiết xuống 175 tiết.

Tên nhiều môn học cũng đã được thay đổi để phù hợp và dễ hiểu hơn. Ví dụ: Môn Giáo dục lối sống của học sinh lớp 1, 2, 3 trong dự thảo cũ được đổi tên thành môn Đạo đức, đồng thời giảm thời lượng từ 70 tiết xuống còn 35 tiết. Môn Cuộc sống quanh ta (ở các lớp 1, 2, 3) được gộp chung thành một môn Tự nhiên và Xã hội. Ở các lớp 4, 5, môn Tìm hiểu tự nhiên được đổi thành môn Khoa học; môn Tìm hiểu xã hội được đổi thành môn Lịch sử và Địa lý.

Ngoài ra, một số môn học có mặt trong dự thảo hiện đã được lược bỏ như: Môn Thế giới công nghệ dự kiến dạy ở lớp 1 đến lớp 3. Hai môn Tìm hiểu công nghệ và Tìm hiểu tin học ở lớp 4 và lớp 5 được thay thế bằng môn học Tin học và Công nghệ với thời lượng bằng thời lượng của 2 môn (70 tiết/năm).

Trong diện mạo mới, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể cũng quyết định cho học sinh lựa chọn Ngoại ngữ từ lớp 1. Ở cấp THCS, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Điểm mới nhất của kế hoạch giáo dục cấp THCS chính là nội dung hướng nghiệp được yêu cầu tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Chia sẻ ý kiến của mình về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được công bố, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết chương trình đã có nhiều điểm mới, phù hợp với sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam. Nêu ra những ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Chương trình xây dựng giáo dục phổ thông tổng thể đã có sự phân biệt rõ giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của xã hội, của đất nước và đưa ra định hướng phát triển nhân lực, mục tiêu giáo dục phổ thông. Hình thành những phẩm chất và năng lực cần hình thành, phát triển ở học sinh, tức là chuẩn đầu ra của chương trình. Từ chuẩn đầu ra mới xác định được những nội dung cần dạy, từ đó phân bổ thời lượng dạy học, xác định phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục".

Cũng trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới này, vai trò của các giáo viên trong nhà trường cũng được tăng lên một cách đáng kể. Khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát huy năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luện thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thực, kỹ băng đã tích lũy được để phát triển. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Qua đó, theo dõi sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, đảm bảo sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Lực lượng giáo viên đóng vai trò nòng cốt, quan trọng - việc tăng sự năng động của các học sinh chính là tăng biên chế, năng lực của giáo viên tại nhà trường khi chính các giáo viên phát huy được sở thích, đam mê của học sinh mình. Các giáo viên sẽ có cơ hội trau dồi năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống của mình trong việc giáo dục các học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đưa việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia trong việc quản lý giáo dục. Phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục phải phản ánh mức độ đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình; hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực của học sinh.

Việc đánh giá kết quả giáo dục để công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông bảo đảm độ tin cậy, trung thực, phản ánh đúng năng lực của học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; đồng thời bảo đảm phù hợp với quyền tự chủ của cơ sở giáo dục, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương
44 phút trước Văn hóa
Sáng 18.4 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại Khu tưởng niệm các vua Hùng, Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, P.Long Bình, TP.Thủ Đức, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc tổ Hùng Vương”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Nâng cao vai trò của giáo viên trong dạy và học