Vào hôm qua, 25.2, Giáo hoàng Francis đã đến đại sứ quán Nga tại Vatican để chuyển lời quan ngại của mình về cuộc chiến của Nga đối với Ukraine.

Chuyện chưa có trong lịch sử: Giáo hoàng đích thân đến Đại sứ quán Nga giữa khủng hoảng Ukraine

A.T | 26/02/2022, 12:07

Vào hôm qua, 25.2, Giáo hoàng Francis đã đến đại sứ quán Nga tại Vatican để chuyển lời quan ngại của mình về cuộc chiến của Nga đối với Ukraine.

Theo Reuters, động thái này là hành động ngoài nghi thức ngoại giao chưa từng có tiền lệ.

Người phát ngôn của Vatican, Matteo Bruni, cho biết Giáo hoàng đã dành hơn nửa giờ tại đại sứ quán.

Bruni nói: “Ông ấy bày tỏ mối quan tâm của mình về chiến tranh, và từ chối cho biết chi tiết về chuyến thăm hoặc cuộc trò chuyện.

Bruni sẽ không bình luận về một báo cáo truyền thông Argentina rằng Giáo hoàng, 85 tuổi, đã đề nghị sự hòa giải của Vatican. Đại sứ Nga tại Vatican, Aleksandr Avdeyev, cũng phủ nhận điều này,

Avdeyev nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng cuộc họp kéo dài khoảng 40 phút và Giáo hoàng bày tỏ "quan ngại lớn lao" về tình hình nhân đạo ở Ukraine.

Đại sứ Nga nói rằng Giáo hoàng người Argentina "kêu gọi bảo vệ trẻ em, bảo vệ những người bệnh tật và đau khổ, và bảo vệ mọi người"

Chuyến thăm của một Giáo hoàng đến một đại sứ quán để nói chuyện với đại sứ trong điểm xung đột là điều chưa từng có.

Các đại sứ nước ngoài thường được triệu tập bởi Quốc vụ khanh của Vatican hoặc gặp gỡ giáo hoàng tại Tông Tòa.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào ngày 14.2, đại sứ Ukraine tại Vatican, Andriy Yurash, cho biết Kyiv sẽ sẵn sàng tham gia một cuộc hòa giải về cuộc xung đột do Vatican khởi xướng.

Vài giờ sau khi gặp đại sứ Nga, Giáo hoàng đã điện thoại cho Tổng giám mục Sviatoslav Shevchuk, chủ chiên của những người Công giáo Đông phương Ukraine. Tổng giám mục Shevchuk đã thề sẽ không rời Kyiv và người đã mở tầng hầm nhà thờ của mình làm nơi trú bom cho người dân.

Văn phòng đại diện tại Rome của Shevchuk cho biết Giáo hoàng nói với Tổng giám mục "Tôi sẽ làm mọi thứ có thể" để giúp đỡ.

Trong một tuyên bố hôm 24.2, Hồng y Pietro Parolin, Ngoại trưởng Vatican, cho biết Tòa thánh hy vọng rằng những người nắm giữ vận mệnh thế giới trong tay sẽ có một "tia sáng lương tâm".

Giáo hoàng đã đưa ra nhiều lời kêu gọi hòa bình ở Ukraine trước khi cuộc chiến bùng phát hôm 24.2 nhưng đã không công bố thêm điều gì kể từ đó. Giáo hoàng chỉ mới tuyên bố thứ tư tới - Thứ Tư Lễ Tro, là ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình ở Ukraine.

Vatican vào 25.2 đã thông báo rằng Giáo hoàng sẽ không thể chủ trì các buổi lễ Thứ Tư Lễ Tro vì một cơn đau cấp tính ở đầu gối của ngài. Giáo hoàng cũng phải hủy một chuyến đi dự kiến ​​đến Florence vào ngày mai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện chưa có trong lịch sử: Giáo hoàng đích thân đến Đại sứ quán Nga giữa khủng hoảng Ukraine