Nga hôm 25.2 đã đưa ra cảnh báo đối với Phần Lan và Thụy Điển. Theo đó, nếu hai quốc gia có ý định gia nhập NATO thì sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng về quân sự-chính trị."

Nga vừa cảnh báo Phần Lan và Thụy Điển sẽ chịu "hậu quả quân sự" nếu dính dáng đến NATO

Anh Tú | 26/02/2022, 08:18

Nga hôm 25.2 đã đưa ra cảnh báo đối với Phần Lan và Thụy Điển. Theo đó, nếu hai quốc gia có ý định gia nhập NATO thì sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng về quân sự-chính trị."

Trong một cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đưa ra cảnh báo trên trong lúc các lực lượng Nga tiếp tục chiến đấu với quân đội Ukraine.

Bà Zakharova tuyên bố: "Phần Lan và Thụy Điển không nên đặt căn cứ an ninh của họ vào thế làm tổn hại đến an ninh của các quốc gia khác và việc họ gia nhập NATO có thể gây ra những hậu quả bất lợi và đối mặt với một số hậu quả quân sự và chính trị".

Bộ Ngoại giao Nga sau đó cũng đăng lời cảnh báo tương tự trên Twitter. Nội dung viết: "Chúng tôi coi cam kết của chính phủ Phần Lan đối với chính sách không liên kết quân sự là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và ổn định ở Bắc Âu. Việc Phần Lan gia nhập @NATO sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về quân sự và chính trị".

Fox News đã liên hệ với đại sứ quán của cả hai nước ở Washington D.C nhưng chưa có phản hồi.

Các nhà lãnh đạo Ukraine đã bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng Nga đã phản đối quyết liệt đối với việc mở rộng liên minh gồm 30 thành viên, đặc biệt là ở biên giới với nước láng giềng Ukraine.

Kể từ hôm 25.2, các lực lượng Nga đang áp sát thủ đô Kyiv của Ukraine, nhưng các chuyên gia tình báo Mỹ cho biết Ukraine đang tiến hành một cuộc kháng cự mạnh mẽ hơn dự đoán. Trong nỗ lực phòng vệ, chính phủ đã trao vũ khí cho những công dân sẵn sàng chiến đấu.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 24.2 cho biết liên minh sẽ bảo vệ các quốc gia thành viên nếu Moscow tiến hành một cuộc tấn công.

Hôm qua, ông cho biết NATO đã triển khai Lực lượng ứng phó vì an ninh tập thể sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa liên minh bằng cách yêu cầu họ rút lực lượng khỏi các quốc gia thành viên nếu không sẽ phải đối mặt với hậu quả.

Stoltenberg nói: "Chuyện này không chỉ dừng ở Ukraine. Đây là về cách Nga thực sự đang thách thức, chống lại các giá trị cốt lõi đối với an ninh của chúng tôi.”

NATO đã không tham gia vào cuộc xung đột và không gửi bất kỳ quân đội nào để giúp bảo vệ Ukraine. Hôm 24.2, Tổng thống Biden cho biết Mỹ có thể can dự nếu lực lượng Nga tiến vào các nước NATO. Trong khi đó, Nga yêu cầu NATO phải triệt thoái quân đội khỏi các nước Đông Âu gia nhập NATO kể từ 1997.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga vừa cảnh báo Phần Lan và Thụy Điển sẽ chịu "hậu quả quân sự" nếu dính dáng đến NATO