Theo Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, chuyển đổi số và quản trị dữ liệu là một hành trình, cần phải cải tiến phù hợp với các tiến bộ công nghệ theo thời gian.

Chuyển đổi số, quản trị dữ liệu cần được cải tiến phù hợp với tiến bộ công nghệ

Thu Anh | 20/06/2023, 16:46

Theo Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, chuyển đổi số và quản trị dữ liệu là một hành trình, cần phải cải tiến phù hợp với các tiến bộ công nghệ theo thời gian.

Nâng cao ứng dụng thông tin trong chính quyền số

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng từng nhấn mạnh, chuyển đổi số là vấn đề được đông đảo người dân và xã hội quan tâm. Vì vậy, Bộ TT-TT phải thực hiện quá trình chuyển đổi số một cách thực chất, cụ thể, chi tiết từ thể chế đến công nghệ.

Bộ trưởng cũng phân tích rằng, chuyển đổi số cũng là đổi mới sáng tạo, là ứng dụng công nghệ mới, thay đổi mô hình vận hành, mô hình kinh doanh, thay đổi thể chế. Chuyển đổi số cũng chính là ứng dụng KH-CN, chủ yếu là công nghệ số. Công nghệ số là nền tảng để tạo ra chuyển đổi số, là KH-CN, vừa là vấn đề nghiên cứu, vừa là vấn đề ứng dụng.

Bà Võ Thị Trung Trinh - Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM lấy ví dụ, tại một số quốc gia như Đông Nam Á, ước tính tới năm 2030, dữ liệu lớn và phân tích sẽ giúp mang lại doanh thu hơn 100 tỉ USD mỗi năm chỉ từ ngành giáo dục và y tế.

Tại Úc, sử dụng dữ liệu lịch sử của bệnh viện để tạo ra công cụ dự đoán nhập viện, dự đoán lượng bệnh nhân, mức độ khẩn cấp…; ước tính tiết kiệm được 23 triệu AUD mỗi năm. Ở Thái Lan, sử dụng dữ liệu cơ sở về định danh và dân số để tăng phạm vi bảo hiểm từ 71% - 95%.

quan-tri-du-lieu.jpeg
Quản trị dữ liệu sẽ giúp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh - Ảnh: Internet

Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM cho biết, quản trị dữ liệu sẽ giúp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh; ứng dụng thông tin trong chính quyền số giúp hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực hợp lý. Ngoài ra, giá trị gia tăng khởi tạo từ dữ liệu giúp tạo ra mô hình kinh doanh mới, phát triển kinh tế xã hội…

Về nguyên tắc quản trị dữ liệu của TP.HCM, theo bà Trung Trinh, nguyên tắc căn bản của quản trị dữ liệu là tạo lập, duy trì sự đảm bảo, tin cậy và bảo mật cho tất cả các tài sản dữ liệu quan trọng của thành phố. Dữ liệu được “nuôi sống” bằng hệ thống thông tin chuyên ngành; các kho/trung tâm dữ liệu chủ và các tiêu chuẩn dữ liệu con người, doanh nghiệp và dữ liệu đất đai/không gian sẽ được phát triển như tài sản cốt lõi.

Dữ liệu được chia sẻ tới người sử dụng theo quy chế chia sẻ dữ liệu cho càng nhiều người dùng, dữ liệu càng phát huy được hiệu quả. Cơ chế trao đổi dữ liệu an toàn được xây dựng để hỗ trợ và kiểm soát các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên toàn thành phố.

Vào năm 2018, Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố xác định “Tận dụng khai thác dữ liệu” là một nhiệm vụ trọng tâm và Kho dữ liệu dùng chung là giải pháp thực hiện xuyên suốt trong lộ trình.

Trong giai đoạn 1 (2017 – 2021), tạo lập nền tảng hạ tầng và dữ liệu. Giai đoạn 2 (2022 – 2025), phát triển và triển khai dữ liệu – thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, trong thời gian qua, Trung tâm dữ liệu chính quyền điện tử TP.HCM có trên 100 máy chủ; mạng đô thị băng thông rộng metronet dùng riêng cơ quan Nhà nước TP.HCM đạt trên 800 điểm kết nối; Trung tâm giám sát an ninh mạng 24/7…

Thúc đẩy chuyển đổi dữ liệu trong khu vực công

Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM cho biết, mục tiêu đến năm 2025, 100% hệ thống thông tin quản lý về đất đai, cấp phép xây dựng, quy hoạch được hình thành thống nhất trên địa bàn thành phố. Hoàn thành tạo lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, dữ liệu về an sinh; dữ liệu về thành lập, tình hình hoạt động doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; dữ liệu về thu - chi ngân sách, giải ngân đầu tư công.

Các Sở, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện mỗi năm có ít nhất một sáng kiến sử dụng dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định. 100% cơ sở dữ liệu được lưu trữ, quản lý tại Trung tâm dữ liệu thành phố, được đảm bảo an toàn thông tin theo quy định.

Ngoài các yếu tố quyết định thành công (cấp lãnh đạo, quản lý dữ liệu, ứng dụng, công nghệ…) thì 3 nguyên tắc triển khai chính được lãnh đạo Sở TT-TT TP.HCM nhắc tới, bao gồm thực hiện chiến lược dữ liệu một cách linh hoạt và theo vòng lặp; thúc đẩy chuyển đổi dữ liệu trong khu vực công thông qua các sáng kiến “đánh nhanh thắng nhanh”, học hỏi nhanh. Ngoài ra, áp dụng mô hình Kho (Hub) để mở rộng phạm vi chuyển đổi dữ liệu của khu vực công.

Bà Trinh nhận định, chuyển đổi số và quản trị dữ liệu là một hành trình, cần phải cải tiến phù hợp với các tiến bộ công nghệ theo thời gian; phải thành lập cơ quan chủ trì để thúc đẩy, điều phối, thiết kế các giải pháp số cho thành phố nhằm cải thiện việc tích hợp và thiết kế các dịch vụ số. Các dịch vụ công sẽ phải thích ứng để biến công dân, doanh nghiệp thành trọng tâm thay vì hoạt động riêng biệt và tạo ra các “hòn đảo” tự động.

Bài liên quan
Industry 4.0 Summit 2023: Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Industry 4.0 Summit 2023 có chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số, quản trị dữ liệu cần được cải tiến phù hợp với tiến bộ công nghệ