Làm thế nào để gói hỗ trợ lần tới được triển khai trúng và đúng, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất... là bài toán cho các cơ quan quản lý.

Chuyên gia 'hiến kế' cho các gói hỗ trợ trúng và đúng

Tuyết Nhung | 06/04/2021, 12:11

Làm thế nào để gói hỗ trợ lần tới được triển khai trúng và đúng, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất... là bài toán cho các cơ quan quản lý.

Với những gói hỗ trợ đã thực hiện trong thời gian vừa qua thì giới chuyên gia cho rằng cần phải rút kinh nghiệm từ việc triển khai vừa rồi chậm đi vào cuộc sống, thời gian tới cần phải đột phá trong cách làm mới có hiệu quả.

Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là gói 16.000 tỉ Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách để cho các doanh nghiệp vay để hỗ trợ tiền lương cho công nhân. Dù đã đi vào thực thi một thời gian dài nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào được vay. Có thể thấy rằng, chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Trong khi đó, các gói hỗ trợ trực tiếp đã thực hiện đến tay người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cũng diễn ra chậm. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết do nguồn ngân sách chi trả của nhiều địa phương không chủ động được mà chủ yếu dựa vào sự phân bổ từ cấp trên.

Có thể thấy, kết quả thực hiện các gói hỗ trợ thời gian qua chưa thực sự hiệu quả và đi vào cuộc sống để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Trao đổi với PV Một Thế Giới về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực cho rằng Chính phủ cần khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả triển khai các gói hỗ trợ năm 2020 để từ đó rút ra mặt được và chưa được và cũng làm cơ sở, tiền đề cho việc thiết kế các gói hỗ trợ tiếp theo sao cho đúng, trúng và nhanh nhất.

canvanluc-1590715804(1).jpg
Chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực - Ảnh: Internet

Theo vị chuyên gia này, các gói chính sách kinh tế - xã hội thời gian tới cần hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, cũng như chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc. Đồng thời phải đảm bảo kết hợp hài hòa cả hai nhóm chính sách tài khóa và tiền tệ thì mới thực sự hiệu quả.

Trong đó, đối với gói tiền tệ - tín dụng, TS Lực cho rằng cần sớm sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng đối tượng hỗ trợ và gia hạn thời gian giãn, hoãn nợ, cân nhắc thời điểm phải chuyển nhóm nợ và lộ trình trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp để giảm bớt khó khăn cho các tổ chức tính dụng, tránh nợ xấu tăng đột biến và tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp.

Vị chuyên gia này cũng đề xuất sớm xem xét ban hành các gói hỗ trợ bổ sung với quy mô khoảng 93.000 tỉ đồng, tương ứng với 1,48% GDP năm 2020.

Trong đó, gói tài khóa sẽ khoảng 45.000 tỉ đồng, bao gồm: Xem xét cho phép miễn phí Công đoàn tại doanh nghiệp năm 2021; Cho phép chuyển tiếp lỗ năm 2020 sang năm 2021-2022 qua đó giảm nghĩa vụ thuế tương ứng; Chính thức điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống 15-17% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) từ năm 2021 như Luật hỗ trợ DNNVV cho phép mỗi năm thu ngân sách giảm khoảng 15.500 tỉ đồng; tăng cho vay qua Quỹ phát triển DNNVV và khởi động hoạt động thực chất của các quỹ bảo lãnh vay vốn DNNVV...

Thời hạn cho vay tối thiểu là 1 năm, nguồn vốn cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần giảm bớt điều kiện và đơn giản hóa thủ tục nhận hỗ trợ.

Gói tiền tệ - tín dụng sẽ trị giá khoảng 8.000 tỉ đồng bao gồm: tiếp tục cho vay lãi suất ưu đãi cho một số đối tượng rõ ràng, có lộ trình kết thúc với tiêu chí và điều kiện cụ thể; Với giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì vị chuyện gia này cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu tài sản đảm bảo, quy định cho vay, đầu tư; Tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay DNNVV; Thúc đẩy gói cho vay nhà ở xã hội; Khuyến khích cho vay đầu tư trang thiết bị y tế, hạ tầng y tế, nghiên cứu vắc xin, và các lĩnh vực ưu tiên khác.

Với gói an sinh xã hội thì cho phép gia hạn thực hiện các gói hỗ trợ năm 2020 đến hết tháng 6.2021, với giá trị còn lại là 36.900 tỉ đồng. Khi chuyển tiền cần thực hiện qua ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo công khai, minh bạch.

Đồng thời, cần hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động chuyển nghề do mất hay thay đổi việc làm, nâng cao tay nghề để có thể tận dụng cơ hội dịch chuyển chuỗi sản xuất.... Quy mô chương trình dự kiến khoảng 3.000 tỉ đồng/năm, trong đó 50% từ ngân sách trung ương và từ ngân sách địa phương, 50% từ đóng góp của các doanh nghiệp hưởng lợi từ lao động được đào tạo này.

Bài liên quan
Từ 1.8, chính thức gia hạn gói hỗ trợ nhà 30.000 tỉ đồng
Ngày 29.7.2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 25/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15.5.2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7.1.2013 của Chính phủ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia 'hiến kế' cho các gói hỗ trợ trúng và đúng