Trò chơi "Thử thách với Momo" đã khiến không ít trẻ em gặp nguy hiểm khi thực hiện các yêu cầu trong chương trình.

Chuyên gia khuyến cáo: Thử thách với Momo có thể khiến trẻ tự tử

Dạ Thảo | 27/11/2020, 05:43

Trò chơi "Thử thách với Momo" đã khiến không ít trẻ em gặp nguy hiểm khi thực hiện các yêu cầu trong chương trình.

Liên tiếp trong thời gian qua có hàng loạt trẻ em tự tử với cách thức khá giống nhau thông qua một trò chơi có tên là "Thử thách với Momo".

Đây chính là một hình thức xúi giục người tham gia có những hành động nguy hiểm, thậm chí là tự sát. Và hiện nay có rất nhiều gia đình thường cho con xem các chương trình thiếu nhi trên YouTube qua điện thoại, iPad. Lo lắng lớn nhất là khó có thể kiểm soát được được những gì con em mình đang xem trên internet.

dkqufna3-1452755627917-crop-1452755726385.jpg
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh chớ nên để cho trẻ em xem các chương trình trên mạng một cách tự do một mình

Liên tiếp các sự việc đau lòng đã xảy ra khi một gia đình tại Bến Tre phát hiện con mình đang trong tình trạng treo lơ lửng ở sát tường, cổ quấn áo thun màu xanh dương đang mặc trên người, cổ áo móc trên móc treo quần áo trong nhà vệ sinh. Trước đó, một bé gái 5 tuổi đã mất mạng sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò “thắt cổ nhưng vẫn thở được” xảy ra mới đây tại TP.HCM khiến không ít phụ huynh đau lòng.

Theo Ths. bác sĩ Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, những hành vi tự làm đau bản thân và được gia đình đưa đến khám thường xảy ra ở trẻ từ 12 đến 14 tuổi. Với trẻ có ý tưởng tự sát cần phải đưa trẻ đi khám ngay, càng sớm càng tốt. Bác sĩ lưu ý với các bậc cha mẹ, nếu trẻ có bất cứ biểu hiện tâm sinh lý nào khác thường, trong đó có cả hành vi tự làm đau bản thân, đầu tiên cha mẹ cần bình tĩnh, cảm thông, tôn trọng, hỗ trợ, đồng hành với trẻ. Nhiều trường hợp cha mẹ chỉ trích trẻ gây ra những hậu quả xấu.

Nếu có những tổn thương gây ảnh hưởng sức khỏe cần đưa trẻ xử lý vết thương, sau đó đưa trẻ đi khám chuyên khoa, phối hợp với bác sĩ can thiệp cho trẻ nếu cần. Có một số cha mẹ bỏ qua không đi khám và điều trị cho con, có bậc phụ huynh lại làm trầm trọng hóa vấn đề, tất cả đều không tốt cho trẻ. Cha mẹ cần giữ thái độ tôn trọng, quan tâm tới trẻ. Nếu chú ý quá mức hoặc không chú ý quan tâm trẻ đều là cách ứng xử không phù hợp với những trẻ có hành vi tự làm đau. Tốt nhất cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Còn theo bác sĩ Lê Đào Nghĩa - chuyên gia tâm lý cho trẻ nhỏ (Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, Hà Nội) cho biết với trò chơi "Thử thách Momo" chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới trẻ. Trẻ nhỏ có tâm lý bắt chước và xem những hình ảnh như trên trẻ có thể bắt chước nhanh chóng.

Bác sĩ Nghĩa cho rằng không riêng gì trẻ nhỏ thiếu sự quan tâm của bố mẹ, ngay cả đứa trẻ sống trong môi trường và nhận thức bình thường cũng dễ bị ảnh hưởng và làm theo thách thức này. Bởi nhận thức của trẻ chưa hoàn thiện, chưa hiểu về cái chết. Các cháu vẫn nghĩ chết xong sẽ được hồi sinh như trong chuyện cổ tích và cứ thế làm theo. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể để lại hậu quả đáng tiếc. "Thời đại công nghệ hiện nay, trẻ rất thông minh có thể tự mở các chương trình trên YouTube mà chúng yêu thích và xem. Nếu cha mẹ lơ là thì trẻ dễ bị dụ dỗ vào các clip mang tính phản khoa học, phi giáo dục", bác sĩ Nghĩa cho hay.

Để tránh các trường hợp trẻ nghiện internet, lạm dụng YouTube, bác sĩ Nghĩa khuyến cáo cha mẹ nên dành thời gian quan tâm con nhiều hơn, có thể đưa trẻ đến các khu vui chơi, giải trẻ để trẻ được tham gia các trò chơi vận động bổ ích thay vì mải mê với điện thoại. Bố mẹ cũng hạn chế sử dụng điện thoại trước mặt con cái, bác sĩ Nghĩa khuyến cáo.

Còn theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) thì cho rằng trò chơi nguy hại trên mạng xã hội còn phát triển nhiều thì phụ huynh rất khó để cấm đoán con cái mà hãy thực hiện việc xem cùng con. Nếu không có thời gian, cha mẹ hãy tua nhanh để xem chương trình đó có nguy hại gì không. "Cha mẹ nên đặt danh sách các chương trình để có thể biết các con đang xem cái gì. Điều căn bản là chúng ta cần phải học sử dụng công nghệ. Cha mẹ, giáo viên đều cần phải học, học từ sách vở, từ chuyên gia, từ chính các con để có thể đồng hành cùng các con chứ không phải kiểm soát các con. Tinh thần của cha mẹ cần phải thay đổi, từ việc bỏ bê, kiểm soát sang việc sẵn sàng đồng hành cùng con bên cạnh việc dành nhiều thời gian hơn cho con".

Ngoài việc cần biết con em mình đang xem gì và xem như thế nào trên internet, một việc quan trọng nữa mà các vị phụ huynh nên làm là bảo đảm con em mình hiểu được rằng chúng nên để bố mẹ mình biết nếu chúng gặp bất cứ điều gì trên trực tuyến có thể gây hại hoặc đe dọa tới chúng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia khuyến cáo: Thử thách với Momo có thể khiến trẻ tự tử