Nguy cơ dịch bệnh COVID-19 xâm nhập và lây lan tại TP.HCM là rất cao, trong đó có 2 "điểm nóng" lớn, nếu TP không xử lý triệt để có thể phải trả giá cho vấn đề này.

TP.HCM: 2 "điểm nóng" lớn có thể khiến dịch COVID-19 bùng phát

Hồ Quang (thực hiện) | 26/11/2020, 19:41

Nguy cơ dịch bệnh COVID-19 xâm nhập và lây lan tại TP.HCM là rất cao, trong đó có 2 "điểm nóng" lớn, nếu TP không xử lý triệt để có thể phải trả giá cho vấn đề này.

Trong thời gian gần đây, nhất là từ trung tuần tháng 11.2020 đến nay, TP.HCM liên tục xuất hiện các trường hợp mắc COVID-19 từ người nhập cảnh. Trong khi đó, TP có cửa khẩu quốc tế lớn là sân bay Tân Sơn Nhất cùng với tình trạng người nhập cảnh trái phép “tuồn” vào sinh sống, làm việc cũng không ít. Điều này đang đặt ra cho TP bài toán khó trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trước làn sóng dịch bệnh này đang bùng phát mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đâu là 2 “điểm nóng” khiến TP có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19?

Theo bác sĩ Phan Thanh Tâm - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, thời gian qua, nhiều ca mắc COVID-19 trên địa bàn TP không có triệu chứng. Điều này diễn ra âm thầm trong cộng đồng, nhưng sau đó bùng phát mạnh không trở tay kịp. Bên cạnh đó là những đối tượng nhập cảnh trái phép. Mặc dù TP không có đường biên giới với các nước láng giềng, nhưng có những người nhập cảnh trái phép vào các địa phương rồi nhanh chóng di chuyển đến TP. Đây là những yếu tố nguy cơ cao có thể lây lan dịch bệnh COVID-19 cho TP.

tphcm-2tu-huyet-lon-co-the-khien-dich-covid-19-bung-phat-hinh-anh-1(1).png
Bác sĩ Phan Thanh Tâm - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã chỉ ra 2 "điểm nóng" lớn có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 tại TP - Ảnh: PV

- Như ông đã nói thì một trong những “điểm nóng”có thể khiến TP bị dịch bệnh COVID-19 tấn công là người nhập cảnh trái phép. Vấn đề này, TP đã có biện pháp gì để sớm phát hiện và xử lý kịp thời?

- Bác sĩ Phan Thanh Tâm - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM: Điều quan trọng nhất là không để những đối tượng nhập cảnh trái phép vào TP.HCM thông qua việc tăng cường tuần tra, canh gác tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở…

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xuất hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép đến TP.HCM. Vấn đề này, ngành y tế TP cũng đã có trao đổi với công an để tăng cường giám sát từ địa phương. Khi phát hiện những người nghi ngờ, người lạ đến địa phương, công an rà soát để kịp thời phát hiện người nhập cảnh trái phép. Vừa qua, TP.HCM cũng bắt được nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép và nhanh chóng khoanh vùng đưa đi cách ly.

Riêng với những trường hợp nhập cảnh có phép, chúng tôi đã có quy trình giao nhận rất nghiêm ngặt, phải có giấy tờ đầy đủ, trong đó có công văn đồng ý của Sở Y tế TP cho phép vận chuyển người đó về TP và có người của ngành y tế đi theo. Hiện TP đã cấp phép cho 2 đơn vị đủ điều kiện trực tiếp đến các cửa khẩu vận chuyển người nhập cảnh vào TP để tiến hành cách ly.

Nơi cách ly được giám sát chặt chẽ từ nhiều cấp

- Thời gian gần đây, người nhập cảnh vào TP.HCM liên tục phát hiện dương tính với COVID-19. Trong khi đó, thời gian sắp tới Việt Nam mở thêm những đường bay quốc tế, khách từ nước ngoài đến TP.HCM ngày càng nhiều. Vậy ông đánh giá thế nào về tình hình dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới ở TP?

- Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua, đa số các ca dương tính với COVID-19 tại TP.HCM đều xâm nhập từ bên ngoài vào. Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nhiều nước trên thế giới đang bùng phát rất nhanh, số ca mắc và tử vong tăng đột biến nên nguy cơ với TP.HCM là rất lớn.

tphcm-2tu-huyet-lon-co-the-khien-dich-covid-19-bung-phat-hinh-anh(1).jpg
TP.HCM tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với người dân đến từ các địa phương có dịch COVID-19- Ảnh: P.V

Trong thời gian qua, TP có nhiều biện pháp quyết liệt, nhất là thực hiện triệt để công tác tổ chức cách ly, áp dụng đúng tất cả các quy định về phòng chống dịch. Tùy theo đối tượng mà ngành y tế TP có những cách tổ chức cách ly khác nhau. Đối với những chuyên gia từ nước ngoài nhập cảnh vào TP.HCM làm việc trên 14 ngày có phương án khác, chuyên gia nhập cảnh làm việc dưới 14 ngày thực hiện theo những quy định khác, hay những người nhập cảnh từ những chuyến bay giải cứu được thực hiện một cách khác. Tất cả đều thực hiện đúng theo quy định, đáp ứng tốt công tác phòng chống dịch.

Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan với dịch bệnh COVID-19, cần phải tăng cường công tác giám sát, triển khai các kế hoạch, biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh này.

- Hiện nay, ngoài các điểm cách ly tập trung, TP còn có hơn 20 điểm cách ly là những khách sạn. Đây là nơi rất dễ xảy ra việc “bắt tay” giữa chủ khách sạn và người bị cách ly. Chủ khách sạn có thể thông đồng với người bị cách ly để cho họ ra ngoài, hoặc về với gia đình, điều này sẽ rất nguy hiểm trong việc lây lan dịch bệnh?

- Hiện nay tất cả các nơi cách ly đều được giám sát chặt chẽ của nhiều cấp khác nhau, từ phường, đến trung tâm y tế quận huyện, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP, Sở Y tế TP… Các đơn vị trên đều tổ chức các đợt giám sát nhằm đảm bảo công tác cách ly hiệu quả. Quy định hiện nay, tất cả các khu cách ly đều có camera giám sát. Các đoàn kiểm tra, giám sát khi đến các khu cách ly đều yêu cầu trích xuất camera vào bất cứ thời điểm nào. Do đó, nếu những người bỏ trốn khỏi khu cách ly, hoặc tối về nhà, ngày quay lại khu cách ly, lực lượng kiểm tra sẽ phát hiện ngay.

Trách nhiệm việc quản lý người cách ly không chỉ có ngành y tế mà còn có cả chủ khách sạn, chính quyền địa phương, công an. Hơn nữa, khi khách sạn tổ chức cách ly phải ký cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề này.

- Đánh giá một cách khách quan về công tác phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM trong thời gian qua, theo ông đâu là những hạn chế, khó khăn ?

- Có nhiều tình huống trong công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra rất nhanh, mặc dù chúng ta đã chuẩn bị các phương án, nhưng tình huống phát sinh quá nhanh gây bối rối, khó khăn trong một thời điểm nhất định. Chẳng hạn như vừa qua những người về từ Đà Nẵng ùn ùn đổ về TP.HCM sau khi phát hiện ổ dịch COVID-19 ở đây. Khi đó, TP phải triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để đảm bảo công tác phòng chống dịch, trong đó có xét nghiệm.

Nhiều cơ sở xét nghiệm, trung bình mỗi ngày chỉ thực hiện 1.000 ca, nhưng giờ tăng đến 5.000 ca đã gặp không ít khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được. Tuy nhiên, cũng may mắn sau đó lượng người ổn định, công tác tổ chức lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện trơn tru trở lại.

Xin cảm ông về cuộc trao đổi này.

Bài liên quan
Vắc xin COVID-19 Nga đạt hiệu quả 95%
Dữ liệu sơ bộ cho thấy qua 2 mũi tiêm, vắc xin Sputnik V do Nga phát triển đạt hiệu quả không thua kém vắc xin Mỹ, Anh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: 2 "điểm nóng" lớn có thể khiến dịch COVID-19 bùng phát