Họ cũng trêu chọc người đàn ông cầm chổi, người không rõ danh tính, dù một số người trên mạng xã hội khăng khăng quê quán của anh chàng này là một tỉnh phía bắc Philippines.

Chuyện người đàn ông cầm chổi vào Quốc hội Mỹ: Nguồn gốc Đông Nam Á

Anh Tú | 11/01/2021, 13:53

Họ cũng trêu chọc người đàn ông cầm chổi, người không rõ danh tính, dù một số người trên mạng xã hội khăng khăng quê quán của anh chàng này là một tỉnh phía bắc Philippines.

Trong cơn bão đẫm máu ở Quốc hội Mỹ hồi tuần trước, một người đàn ông đã được chụp ảnh khua một món đồ khiến người dân ở một nước Đông Nam Á phải nhíu mày và nhếch môi rồi thốt lên “walis tambo”. Đó là từ để định danh một cây chổi mềm từ Philippines.

choi.jpg

Đứng giữa mái vòm hoành tráng của tòa nhà Capitol ở Washington D.C., người đàn ông đeo mặt nạ mặc áo choàng quốc kỳ Mỹ và tự hào giơ cán chổi gắn với một tấm khiên có dòng chữ “Truyền thông giả = đảo chính. Đại dịch chơi khăm = đảo chính. Các nhóm cực đoan = đảo chính. Lừa đảo qua thư = đảo chính. Chiến binh chống dịch đảo chính”.

“Walis tambo” là một sản phẩm mang tính biểu tượng của Philippines, đôi khi nó ghi cả nơi sản xuất nó trên tay cầm. Cư dân mạng từ quốc gia Đông Nam Á này đã phát hiện ra sự kết nối bất ngờ từ cây chổi đặc trưng của đất nước mình với một trong những ngày đen tối nhất của nền chính trị Mỹ hiện đại. Họ cũng trêu chọc người đàn ông cầm chổi, người không rõ danh tính, dù một số người trên mạng xã hội khăng khăng quê quán của anh chàng này là một tỉnh phía bắc Philippines.

Không chỉ có Philippines mà còn có các ví dụ khác liên quan đến một số quốc gia Đông Nam Á trong cuộc tham gia vào cuộc bạo động tại đồi Capitol. Chẳng hạn, dân mạng Campuchia cũng phát hiện ra quốc kỳ của họ ngay giữa trận hỗn chiến.

Theo phân tích của New York Times, trong khi cử tri người Mỹ gốc Á ủng hộ Biden ở các bang chiến trường, thì một phần ba người Mỹ gốc Á trên cả nước ủng hộ Trump.

Cuộc thăm dò cử tri người Mỹ gốc Á năm 2020, được thực hiện trước cuộc bầu cử tháng 11, cho thấy khoảng 48% người Mỹ gốc Việt được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho Trump. Các chuyên gia tin rằng điều này một phần là do tài hùng biện chống Trung Quốc của ông.

Mối liên hệ của Philippines phức tạp hơn, dính líu đến cả văn hóa, lịch sử và tôn giáo. Đã đô hộ Philippines trong nhiều thập kỷ, Mỹ hiện là đồng minh chính trị và kinh tế lâu năm của quốc đảo này và người dân Philippines luôn tìm kiếm công việc và cơ hội ở Mỹ.

Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez xác nhận trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng một số lượng không xác định người Mỹ gốc Philippines đã đến Washington từ các bang khác nhau để tham gia cuộc bao vây đồi Capitol.

Nhiều người ủng hộ Trump vì các chính sách của ông phù hợp với quan điểm tôn giáo Công giáo như chống phá thai và quan điểm kinh tế của họ đối với vấn đề nhập cư, mà một số người coi là có thể giúp họ giảm cạnh tranh trong công việc (bị người nhập cư chiếm mất).

Dù một số người khoái chí hình ảnh người đàn ông cầm chổi, nhưng nhìn chung cư dân mạng Philippines đã chỉ trích điều này. Đa phần mọi người bày tỏ sự bất bình trước sự ủng hộ dành cho Trump và đám đông. “Mi thật làm chúng ta xấu hổ, mi nhấn chìm danh tiếng chiếc chổi đáng tự hào đó”, một người dùng Twitter viết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
một giờ trước Thị trường và chính sách
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện người đàn ông cầm chổi vào Quốc hội Mỹ: Nguồn gốc Đông Nam Á