Là người có cuộc sống dính đến ngành sân khấu cải lương trong hai thập niên 50-60, là thời "trăm hoa đua nở" lập đoàn hát, đưa sân khấu cải lương lên đỉnh cao của bộ môn nghệ thuật "ca kịch cải lương". Tôi “ghi lại”  bằng hình ảnh phụ cho trí nhớ nên mọi sự kiện xảy ra từ đời thường của nghệ sĩ đến sự thăng trầm qua từng giai đoạn của sân khấu, nghệ sỹ tài danh đang sáng chói, trong đó có nữ hoàng sân khấu Thanh Nga.

Chuyện tình nữ hoàng sân khấu Thanh Nga: Kỳ 2- Nỗi lo của bà bầu Thơ

Một Thế Giới | 04/06/2015, 07:00

Là người có cuộc sống dính đến ngành sân khấu cải lương trong hai thập niên 50-60, là thời "trăm hoa đua nở" lập đoàn hát, đưa sân khấu cải lương lên đỉnh cao của bộ môn nghệ thuật "ca kịch cải lương". Tôi “ghi lại”  bằng hình ảnh phụ cho trí nhớ nên mọi sự kiện xảy ra từ đời thường của nghệ sĩ đến sự thăng trầm qua từng giai đoạn của sân khấu, nghệ sỹ tài danh đang sáng chói, trong đó có nữ hoàng sân khấu Thanh Nga.

Với vai sơn nữ Phà Ca đoạt giải Thanh Tâm năm 16 tuổi
Thanh Nga là một hiện tượng điển hình cụ thể thu hút mọi đối tượng tình cảm chực chờ tranh đón bằng tiền tài, địa vị có sẵn hỗ trợ… để chinh phục trái tim nữ nghệ sĩ tài danh này.
Hai năm sau ngày được huy chương vàng giải Thanh Tâm đầu tiên, qua vai Phà Ca năm 16 tuổi đến năm 18 tuổi  Thanh Nga đã thật sự trưởng thành là một cô đào trẻ tài sắc vẹn toàn của sân khấu cải lương qua vai diễn  hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu trong vở “Gió ngược chiều” của soạn giả tài danh Nguyễn  Thành  Châu.  cô được nhà báo - người anh cả trong giới cầm bút của làng báo kịch trường miền Nam - Trần Tấn Quốc hết lời khen ngợi và đánh giá là kế thừa được với nữ kỳ tài sân khấu cải lương tiền phong Năm Phỉ.
Từ đó, tên tuổi Thanh Nga như nam châm thu hút các “vương tôn, công tử” giàu sụ; các tướng tá võ biền đầy uy quyền trong quân đội Sài  Gòn trước năm 1975 ôm mộng chinh phục bằng tiền tài, địa vị để làm “của riêng”. họ sẵn sàng làm con thiêu thân đến với ánh đèn sân khấu ca hát (nơi mà thời thực dân phong kiến lạc hậu xa xưa, không đánh giá được sức lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, đã xem người ca hát là “phường xướng ca vô loại”) để hy vọng hái được nụ hoa tình Thanh Nga vừa chớm nở, hiện chưa có người làm “chủ  vườn”.

Chuyen tinh nu hoang san khau Thanh Nga: Ky 2- Noi lo cua ba bau Tho-hinh-anh-1
Thanh Nga trong vai sơn nữ Phà Ca năm 16 tuổi
Thanh Nga là cô bé rất ngoan hiền hiếu thảo với ngoại và mẹ, rất thương đàn em đang còn bé bỏng nhỏ dại, cùng mẹ khác cha của mình. Khi bố dượng đột ngột qua đời sau 9 năm làm bầu bảng hiệu thanh minh để lại cho mẹ cô một gánh nặng  trên đôi vai: một bên là sân khấu, mà mẹ cô chưa có kinh nghiệm lèo lái; một bên là gia đình với mẹ già và đàn con nhỏ dại, lớn nhất là bảo quốc mới có 9 tuổi, còn trong tuổi ăn học, chưa biết gì về sự nghiệp ca hát mà mẹ đang phải dang tay ôm lấy chức… làm bầu. 
Thanh Nga hứa với mẹ là không quan tâm tới chuyện yêu đương
Với bao ý nghĩ về người mẹ phải gánh lấy sự nghiệp và gia đình nặng nề từ nay, Thanh Nga quyết góp sức lo toan cùng với mẹ từ gia đình đến sân khấu, nhất là phải bằng mọi cách giữ vững được bảng hiệu đoàn hát từ năm 1960 - năm mà bảng hiệu Thanh Minh được thêm tên mình “Thanh Minh - Thanh Nga”; năm đánh dấu Thanh Nga đã trưởng thành là một đào chánh của đoàn sau khi cô diễn thành công vai hoàng hậu Mã Nhi Nương Nửu (hát cặp với Hữu Phước vai Duy Bạt).
Thanh Nga hứa với mẹ là không để bị phân tâm lo lắng điều gì cho bản thân mà sao lãng việc phụ mẹ; nghe lời mẹ tìm mọi điều kiện thuận lợi luôn được đứng dưới ánh đèn của sân khấu có tên mình trên bảng hiệu, đồng thời bỏ ngoài tai mọi cám dỗ, sự chiều chuộng của những người đàn ông có địa vị, sang giàu và quyền thế… cô không bỏ mặc cho mẹ một mình lèo lái đoàn hát, khi mẹ không còn ai khác, một lòng một dạ coi sân khấu là trên hết.
Đúng như Thanh Nga suy nghĩ về nỗi lo lắng của mẹ, bà bầu Thơ luôn phải giữ vững vị trí làm bầu một đoàn hát đang gây được tiếng vang là “đại ban” đứng đầu các “đại ban” cải lương hiện hữu từ sau ngày Thanh Nga đoạt hai phần thưởng lớn đầu tiên của giải thanh tâm (huy chương vàng giải Diễn viên trẻ triển vọng năm 1958 và  bằng tưởng thưởng diễn viên xuất sắc năm 1960). Qua giải thanh tâm lần đầu tiên đã kích động phong trào thi đua của các ông bà bầu đoàn hát, qua đó các đoàn nâng tầm đoàn hát của họ lên như phải có tuồng hay, phải có diễn viên trẻ đoạt huy chương vàng để cạnh tranh với vị thế “đại ban” của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga của bà bầu Thơ.
Bà  bầu Thơ nhìn thấy địa vị cô con gái cưng của mình trên sân khấu, có thể Thanh Nga đủ tài sắc đảm đảm để nhận ngôi vị đào chánh của đoàn hát nhà, không sợ đoàn hát nào tung tiền ra mua chuộc bằng giao kèo cao như bao nhiêu nghệ sỹ tên tuổi khác đã thay đoàn như thay áo để ra đi. Nhưng bà vẫn canh cánh nỗi lo không chỉ của người mẹ, mà còn có nỗi lo của bà bầu trong việc giữ bảng hiệu Thanh  Minh - Thanh Nga, đâu chỉ trông cậy vào một đào, hay một kép có tài năng, mà phải tăng cường thêm sự hỗ trợ vững chắc thì sức hút khán giả của những tài danh khác, và những soạn giả đã có thành tích hỗ trợ với Thanh Nga thì mới ổn định vị trí một “đại ban” trong giới sân khấu cải lương mà sự cạnh tranh luôn khắc nghiệt.
 Huỳnh Công Minh/ Duyên dáng Việt Nam.


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
15 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện tình nữ hoàng sân khấu Thanh Nga: Kỳ 2- Nỗi lo của bà bầu Thơ