Người đàn ông ngồi trên vỉa hè thả dây với lưỡi câu gắn mồi qua khe hở cạnh nắp cống và chỉ trong chốc lát đã bắt được 1 – 2 con cá. Nhiều dân mạng ngỡ ngàng khi thấy cảnh này, thậm chí có người đoán ông ta cùng bạn dàn cảnh quay clip câu like. Thực hư ra sao?

Clip tuyệt chiêu ngồi trên vỉa hè câu cá dưới cống ở TP.HCM kiếm vài kg mỗi ngày

15/05/2020, 08:15

Người đàn ông ngồi trên vỉa hè thả dây với lưỡi câu gắn mồi qua khe hở cạnh nắp cống và chỉ trong chốc lát đã bắt được 1 – 2 con cá. Nhiều dân mạng ngỡ ngàng khi thấy cảnh này, thậm chí có người đoán ông ta cùng bạn dàn cảnh quay clip câu like. Thực hư ra sao?

Ở lần đầu tiên, người đàn ông đội nón lưỡi trai thả dây qua khe nắp cống và câu được một con cá rô. Ông tiếp gắn mồi vào lưỡi câu và lần này bắt được hai con cá rô cùng lúc.

Tiếp đến, người này câu được con cá trê khá to, phải dùng kéo nhẹ nhàng mới đưa lên được.

Xem clip trên, một nam thanh niên ở Thanh Hóa cho rằng ông ta cùng bạn dàn cảnh quay clip câu like. Cụ thể là “một người chui dưới cống khô, móc cá vào lưỡi câu, còn người ngồi trên đường chỉ việc kéo lên”.

Nam thanh niên bị chế nhạo vì cho rằng người đàn ông cùng bạn dàn cảnh quay clip câu like.

Thế nhưng, thanh niên này đã bị chê cười và chế nhạo vì chuyện câu cá dưới nắp cống không quá hiếm ở TP.HCM.

Không sử dụng cần đắt tiền và cũng không phải ra bờ sông, một số người ở TP.HCM vẫn có thể câu được cá dưới nắp cống ở khu vực Bờ Kè (quận 1) hay cầu Kênh Tẻ (quận 4, quận 7)… Vào mùa mưa, đường ngập nước thì cá từ sông trôi dạt vào cống nhiều hơn.

Mỗi ngày họ có thể câu được vài kg cá dưới nắp cống, chủ yếu là cá trê và cá rô.

Người đàn ông thả dây câu cá dưới nắp cống ở TP.HCM.

Vấn đề vệ sinh là điều nhiều người xem clip quan tâm về các con cá dưới cống. Họ thắc mắc những người này câu cá dưới cống nhưng có dám ăn hay mang đi bán? Nếu ăn những con cá sống dưới nước cống hôi thối và ô nhiễm như vậy thì có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Trên thực tế, các sông, kênh, cống hay hồ nước bị ô nhiễm thường chứa rất nhiều vi trùng, ký sinh trùng có thể gây bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng đường ruột, tả, kiết lỵ, giun sán... Những thứ này đều có thể ký sinh, tiềm ẩn trong động thực vật thủy sinh trong hồ.

Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư có thể chứa các hóa chất tẩy rửa khác. Các loài cá dưới cống nuốt vào, không có sự đào thải mà tích lũy liên tục thì thật không tốt cho sức khỏe của chúng ta nếu ăn chúng.

Clip những thủy quái ở Việt Nam gây hoang mang:

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Clip tuyệt chiêu ngồi trên vỉa hè câu cá dưới cống ở TP.HCM kiếm vài kg mỗi ngày