Dân mạng bức xúc vì ảnh cô gái ngoại quốc ban ngày đứng xin tiền trên đường Sài Gòn nhưng tối lại đi siêu thị mua quần áo.

Cô gái Tây ngày cầm biển đứng xin tiền ở TP.HCM, tối đi siêu thị mua quần áo

Phạm Hồng Quân | 02/03/2020, 09:02

Dân mạng bức xúc vì ảnh cô gái ngoại quốc ban ngày đứng xin tiền trên đường Sài Gòn nhưng tối lại đi siêu thị mua quần áo.

Xem thêm:Hot girl Hà Nội phun khói thuốc vào mặt em bé, quay clip câu view

Clip trai đẹp ngoại quốc ngơ ngác vì bị lấy 500 ngàn đánh giày, đòi lại được 200 ngàn

Cô gái livestream khoe cách trốn cách ly viết tâm thư từ trường Quân sự Bình Dương

Chàng trai nói con gái đi quán bar toàn lăng nhăng, chửi thề ở chương trình hẹn hò

Clip gái xinh bị đánh bầm dập ở quán bar vì ôm hôn chàng trai có người yêu

Cụ thể hơn, cô gái mặc quần short với hình xăm lớn ở chân đứng trước Bảo tàng TP.HCM (đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) cầm bìa cát tông ghi dòng chữ: “Xin vui lòng giúp đỡ. Tôi cần tiền cho thức ăn và khách sạn”.

Cô gái Tây ngàyđứng xin tiền trướcBảo tàng TP.HCM.

Thấy người nước ngoài đứng xin tiền, dân mạng cảm thương và đoán rằng cô tới TP.HCM du lịch và bị trộm, lừa đảo hay cướp hết tiền nên mới làm vậy.

Có lẽ vì cũngsuy nghĩ thế nên không ít người đi ngang qua đó đã dừng xe và cho cô nàng tiền, từ 20 ngàn – 100 ngàn đồng, đủ để tối đi siêu thị mua sắm đồ. Những ai có lòng hảo tâmchắc chắn thất vọng khi thấy ảnh dưới.

Buổi tối đi mua đồ ở siêu thị.

Bên cạnh đó, một số người kể từng thấy cô gái Tây này đứng xin tiền ở nơi khác.

Một Facebooker bức xúc bình luận: "Cách giúp đỡ hay nhất với cô nàng là báo công an hoặc dẫn về đồn công an để liên hệ giúp vớiđại sứ quán, khỏi tiền bạc gì hết".

Những năm gần đây, làn sóng khách Âu, Mỹ tới Việt Nam và các nước châu Á ăn xin, hát rong, bán ảnh hoặc đồ trên vỉa hè xin quyên góp tiền để tiêu xài hay đi du lịch ngày càng phổ biến. Điều này thật kỳ quặc vì họ xin tiền tại nước có nền kinh tế kém phát triển hơn nơi sinh ra.

Cuối tháng 11.2019, trên Facebook lan truyềnảnh chàng trai người nước ngoài mặc áo thun, quần short cầm bìa cát tông ghi dòng chữ “Xin hãy giúp đỡ, không có tiền cho thực phẩm” đứng ở góc đường Nguyễn Văn Trỗi - Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM.Dù không nêu rõ lý do vì sao xin giúp đỡ nhưng anh ta được khá nhiều người Việt đi ngang qua đó cho tiền.

Một số người cho biết chàng Tây là dân hành khất hay ăn xin chuyên nghiệp, không đứng một chỗ cố định mà đi khắp TP.HCM để xin tiền.Họtừng thấy anh ta đứng xin tiền ở ngã tư Huỳnh Văn Bánh - Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), ngã tư 3/2 - Lê Đại Hành (quận 11) hay Điện Biên Phủ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3)…

Vàotháng 9.2019, dân mạng bàn tàn xôn xao vì ảnh hai ông Tâyngồi trên vỉa hè, đặttrước mặt tờ giấy ghi bằng tiếng Việt: “Xin chào, tôi đi bằng xe máy 25.000 km, tôi bắt đầu từ Việt Nam – Campuchia – Thái Lan – Malaysia và trở về Việt Nam. Bây giờ tôi muốn đi đếnTrung Quốc. Bạn có thể hỗ trợ tôi. Cảm ơn bạn”.

Hai ông Tây xin tiền để đi du lịch.

Hồi năm 2017, nữ du khách người Nga đã ngồi thiền trên vỉa hè tại Phú Quốc với tấm biển ghi dòng chữ: “Thiền để được may mắn. Cần tiền” nhưng sau đó biến mất vì bị cơ quan chức năng xử lý.

Cô gái Nga ngồi thiền, xin tiền ở Phú Quốc.

Do biết người Việt dễ mủi lòng trước hoàn cảnh khó khăn nên những khách Tây như thanh niên kia thường xin tiền công khai.

“Thực tế tâm lý người Việt nghĩ khách Tây qua đây không có tiền hay mất đồ sẽ rất khó về nước, không biết đến đại sứ quán nên cho để đủ tiền về, chứ nếu biết họ lừa đảo như ăn xin nội địa thì cũng không cho đâu”, anh Toàn nhận xét.

Về chuyện trên, anh Hoàng Ngọc Lâm (30 tuổi, phượt thủ có tiếng từng thực hiện chuyến đi bộ xuyên Việt trong 89 ngày) cho biết: “Mình có nhiều bạn bè là người phương Tây. Họ nhận xét dân Việttốt bụng và dễ mủi lòng khi thấy ai đó gặphoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ riêng phượt thủ mà cả những người dân bình thường, nếu đặt bảng ra giữa đường với lý do xin tiền đi du lịch là điều khó có thể chấp nhận được. Những người trưởng thành khi bỏ công sứclao độngkiếm tiền đều không chấp nhận lí do xin tiền này, dù người xin là Tây ba lô hay người Việt. Thi thoảng họ cũng nhận được 1 vài đồng tiền lẻ. Nhưng mình cho rằng những đồng lẻ đó không phải là sự chung sức cảm thông cho chuyến đi, mà nó mang ý nghĩa là một sự thương hại, cứu đói.

Mình cho rằng điều này là không nên. Thứ nhất nó khiến cá nhân họ quen dần với việc ăn bám vào sự thương hại trong khi mục đích chuyến đi chỉ đơn thuần là lợi ích cá nhân. Thứ hai, điều đó ít nhiều làm xấu đi hình ảnh đất nước của họ. Cuối cùng, trào lưu này phần nào cũng sẽ có tác hại cổ súy cho cácbạn trẻcó suy nghĩ lệch lạc. Ởcác nước phương Tây, họ gọi thành phần này là LOOSER, những kẻ không có nghề nghiệp cụ thể và không có khả năng chi trả cá nhân”.

Đại gia ném đống tiền vào xô nước rửa, cắt tóc từ xa bá đạo vì sợ Covid-19. Xem chi tiết tại đây.

Xem thêm:Clip cặp đôi làm chuyện ấy ở Quảng trường Thái Bình, bị nhắc vẫn không dừng

Không nhường xe rác gây tắc đường, mỹ nữ đi SH bị dân chửi và gỡ khẩu trang

Gã trai Hà Nội hẹn cô gái trả chìa khóa lúc 12 giờ 30 đêm còn cà khịa công an

Sự thật chuyện Mike Tyson tặng 230 tỉ đồng cho ai cưới con gái mình?

Clip nhóm thanh niên cầm vũ khí phục kích, rượt đánh 5 tên trộm xe chạy té khói

‘Có thể ăn bánh mì không, nhưng tuyệt nhiên không thể ăn không nói có’

Đạo chích đi tù 2 năm, 4 lần bị bắt khi đột nhập căn hộ ở Phú Mỹ Hưng

Clip gã trai cầm đao chém hàng loạt người đi xe ở Tây Ninh

Nhân Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
1 giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô gái Tây ngày cầm biển đứng xin tiền ở TP.HCM, tối đi siêu thị mua quần áo