Những biến động trong chính trường Anh sau Brexit đang tiếp tục gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Gía, vàng, giá dầu, bảng Anh, cổ phiếu... trên thế giới đang nhảy múa...
Công đảng Anh đối mặt với nguy cơ tan rã
Sau cuộc trưng cầu ý dân, Chủ tịch Công đảngJeremy Corbyn đã trở thành tâm điểm bị chỉ trích khi đã bất lực trong việc thuyết phục người dân. Làn sóng phản đối ông Corbyn trong nội bộ Công đảng Anh lẫn bên ngoài đang tăng cao.
Trong diễn biến mới nhất, con số thành viên cấp cao của Côngđảng từ chức để phản đối ông Corbyn đã tăngtừ 38 ngườilên đến 46 người, trong đó có 20 thành viên thuộc nội các lập sẵn (shadow cabinet ) củaCông đảng đối lập.
Tuy vậy, cũng có một bộ phận không ít người dân Anh ủng hộ ông Corbyn. Đã có hơn 1.000 ngườitổ chức biểu tình trước tòa nhà nghị viện để thể hiện sự ủng hộ, thậm chí họ còn kêu gọi ông ứng cử chức thủ tướng Anh thay ông David Cameron của đảngBảo thủ.
Về phía ôngJeremy Corbyn, mặc dù sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 28.6 nhưng ông khăng khăng chobiết ôngsẽ không từ chức.
Kinh tế thế giới “thấm đòn”
Ngày 27.6, ông George Osborne, bộ trưởng Tài chính Anh, khẳng định “kinh tế Anh đủ mạnh để đối phó với biến động thị trường hậu Brexit. Tuy nhiên, nền kinh tế sẽ phải điều chỉnh”.
Theo ông Boris Johnson, người lãnh đạo phong trào Brexit, thì tình hình vẫn rất ổn khi bảng Anh, thị trường vẫn ổn định và tiền lương hưu của người dân vẫn được bảođảm.
Tuy nhiên, mặc cho những đánh giá lạc quan của hai ông Osborne và Johnson, kinh tế Anh lẫn thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng. Cụ thể như sau:
Đức, Pháp muốn EU trở thành “siêu quốc gia”
Theo tiết lộ của đài truyền hình TVP (Ba Lan), vào ngày 28.6, ông Frank-Walter Steinmeier, ngoại trưởng Đức, cùng người đồng cấp Jean-Marc Ayrault của Pháp, đã lên kế hoạch trình EU một bản đề xuất về “tăng cường hội nhập giữa các nước EU”.
Theo đề xuất này, sự hội nhập giữa các thành viên sẽ dựa trên việc hợp tác 3 lĩnh vực chính gồm an ninh nội địa và an ninh bên ngoà, khủng hoảng người nhập cư và kinh tế.
Tuy nhiên, đề xuất này đã lập tức bị ông Witold Waszczykowski, ngoại trưởng Ba Lan chỉ trích.
Theo ông, đề xuất dài 9 tờ này không khác gì “một tối hậu thư” khi muốn các nước thành viên chuyển quyền kiểm soát quân đội, hệ thống kinh tế và quản lý biên giới cho EU.
Đài truyền hình TVP của Ba Lan còn đánh giá Pháp và Đức đang cố gắng biến EU thành “siêu quốc gia bị chi phối bởi các nước lớn”.
Đề xuất của Đức và Pháp đã gây cú sốc cho EU, liên minh lớn nhất thế giới. Hiện các nhàlãnh đạo EU đang lo ngại sẽ xảy ra“hiệu ứng domino” sau Brexit.
Cẩm Bình