Quốc hội Anh đã phải loại bỏ khoảng 77.000 chữ ký giả từ bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới, sau khi cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6 có kết quả là nước Anh phải rời khỏi EU.

Tin tặc núp bóng Triều Tiên và Vatican đòi Anh bỏ phiếu lại vụ Brexit

Hà Ngọc Bách | 28/06/2016, 09:47

Quốc hội Anh đã phải loại bỏ khoảng 77.000 chữ ký giả từ bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới, sau khi cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6 có kết quả là nước Anh phải rời khỏi EU.

Bản kiến nghị đòi tổ chức trưng cầu dân ý lại do William Oliver Healey viếtcho rằng, chính phủ Anh cần bác bỏ kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6 vì tỷ lệ người bỏ để Anh rời khỏi EU không quá 60% và tỷ lệ người đi bầu dưới 75%.

"Chúng tôi đang điều tra những cáo buộc về việc sử dụng gian lận trang web kiến nghị. Những chữ ký bị phát hiện là giả sẽ bị xóa", Hạ viện Anh thông báo trên Twitter.

Điều kỳ lạ là có hàng ngàn chữ ký trong bản kiến nghị trực tuyến lại đến từ Vatican và Triều Tiên. Khoảng 39.411 cư dân Vatican dường như đã ký tên vào sáng 26.6, dù dân số ở đây chỉ có 800 người. Tại Triều Tiên, một trong những nước có ít kết nối Internet nhất thế giới lại có những 23.778 người bày tỏ sự thất vọng trên mạng về quyết định Anh rời EU.

Tin tặc trên diễn đàn trực tuyến 4Chan đã khoe khoang rằng họ tham gia vào "trò chơi khăm" này.

Một tin tặc trên 4Chan đã viết: "Họ sẽ nhìn vào bản thỉnh nguyện và tự hỏi làm thế quái nào mà có người từ Triều Tiên và Vatican ký tên".

Nếu vụ tin tặcnày được xác minh là đúng thì sẽ làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về an ninh mạng của chính phủ Anh, đồng thời giảm nhẹ "sức nặng" của các kiến nghị trực tuyến trong tương lai.

Chủ tịch Ủy ban Kiến nghị của Quốc hội Anh, Helen Jones tuyên bố trên Twitter cá nhân: "Chúng ta có gian lận trong hệ thống kiến nghị, điều này rất nghiêm trọng vì nó sẽ làm suy yếu quá trình dân chủ của nghị viện. Lực lượng kỹ thuật viên tin học của chính phủ đang hành động để điều tra và sẽ loại bỏ những chữ ký giả mạo nếu cần thiết. Những người ký chữ ký giả trên thỉnh nguyện thư này nên biết rằng họ đang làm suy yếu yêu sách mà họ hỗ trợ".

Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định, sẽ không có cuộc trưng cầu dân ý thứ 2. Ông Cameron nói rằng kết quả trưng cầu dân ý hôm 23.6 đã phản ánh sự dân chủ, thể hiện quyết định cuối cùng của người dân và chính quyền cần tôn trọng kết quả này.

“Một số người muốn đàm phán lại, hoặc tiến hành thêm một cuộc trưng cầu dân ý nữa, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc phớt lờ sự dân chủ và luật pháp”, ông Cameron nói.

Thiên Hà (theo The Mirror)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
‘Ông lớn’ công nghệ mong muốn đầu tư vào chíp, bán dẫn tại Việt Nam
một giờ trước Thị trường và chính sách
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết nhiều doanh nghiệp (DN) công nghệ lớn toàn cầu đã thể hiện mong muốn hợp tác đầu tư vào các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo… của Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tin tặc núp bóng Triều Tiên và Vatican đòi Anh bỏ phiếu lại vụ Brexit