Nỗi lo viêm phổi coronavirus lây lan khiến hàng loạt dự án thuộc khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) bị trì hoãn.

Coronavirus làm gián đoạn ‘Vành đai và Con đường’

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 03/02/2020, 08:44

Nỗi lo viêm phổi coronavirus lây lan khiến hàng loạt dự án thuộc khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) bị trì hoãn.

Có giá trị lên đến 62 tỉ USD, CPEC ra đời nhằm mục đích kết nối khu tự trị Tân Cương với cảng Gwadar ở Pakistan bằng mạng lưới đường giao thông, đường ống dẫn dầu cùng trung tâm thương mại. Đây là một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Nhật báo The Nation của Pakistan tiết lộ các dự án trên địa bàn vùng nam Punjab đã tạm ngừng từ ngày 30.1. Cơ quan chức năng đang tiến hành sàng lọc y tế với 71 kỹ sư Trung Quốc lẫn nhân viên an ninh người địa phương.

Dự án tàu điện ngầm Orange Line tại Lahore cũng gặp tình trạng tương tự. Công nhân Trung Quốc không được rời khỏi nơi ở và chờ sàng lọc, theo tờ The News.

Dự án tàu điện ngầm Orange Line - Ảnh: Tân Hoa Xã

Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Lahore quyết định phòng dịch bằng cách hủy bỏ mọi cuộc họp sắp tới, đồng thời chỉ thị mọi công dân Trung Quốc lưu trú Pakistan không rời nơi ở trong 14 ngày.

Giới chức Islamabad có gửi thông điệp ủng hộ phía Bắc Kinh sau thời điểm số ca nhiễm vượt qua mốc 9.000 cùng 200 ca tử vong. Ngoại trưởng Shah Mehmood Qureshi nói trong một tuyên bố rằng: “Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hỗ trợ cho người anh em Trung Quốc để giúp giải quyết những thiệt hại do coronavirus gây ra. Chúng tôi cũng rất biết ơn chính quyền Trung Quốc cung cấp hỗ trợ tốt nhất cho công dân Pakistan tại nước họ”.

Tình cảm tốt như vậy nhưng không lâu sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Pakistan lập tức tạm đình chỉ mọi chuyến bay đi lẫn đến từ Trung Quốc.

Nhiều tin đồn bắt đầu lan truyền chẳng hạn như coronavirus đã xuất hiện ở Gwadar, 6 người Trung Quốc làm việc tại đây mắc bệnh. Pakistan đến nay chưa ghi nhận ca nào mặc dù giáp Trung Quốc và lưu lượng người di chuyển giữa hai nước rất lớn.

Zafar Mirza – trợ lý của Thủ tướng Pakistan – cho biết: “Bốn cá nhân khả nghi đã được theo dõi và tiến hành xét nghiệm. Chúng tôi có thể chắc chắn rằng họ không nhiễm coronavirus”.

Trong cuộc tranh luận về dịch bệnh, vấn đề lớn nhất chính là số sinh viên Pakistan kẹt lại ở Trung Quốc. Có bốn sinh viên mắc bệnh.

Chính quyền quốc gia Nam Á vẫn không sơ tán công dân vì “lợi ích lớn hơn” của khu vực. Trợ lý Mirza khẳng định quyết định này phù hợp khuyến cáo từ WHO lẫn chính sách Trung Quốc.

Những chính trị gia đối lập cùng các tổ chức xã hội dân sự chỉ trích gay gắt. Cựu Chủ tịch Hạ viện Raza Rabbani đòi đưa sinh viên Pakistan trở về bằng chuyến bay đặc biệt, Thượng nghị sĩ Mushahidullah Khan cũng kêu gọi hành động giúp đỡ công dân mắc kẹt.

Đảng Tehreek-e-Insaf cầm quyền mạnh mẽ bảo vệ quyết định không sơ tán. Thượng nghị sĩ Seemi Ezdi lập luận hệ thống Trung Quốc tốt hơn, lại đang nỗ lực tìm ra phương pháp điều trị viêm phổi coronavirus.

Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review)
Bài liên quan
Trung Quốc thử nghiệm phòng khám với 'bác sĩ' AI đầu tiên tại Trung Đông
Một công ty khởi nghiệp công nghệ y tế của Trung Quốc vừa triển khai thử nghiệm phòng khám do trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò chẩn đoán bệnh tại Ả Rập Saudi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
một giờ trước Sự kiện
Trưa 16.5, tại Trụ sở Chính phủ, ngay sau họp nội các chung lần thứ 4 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gặp gỡ báo chí chung và chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên. Thông báo kết quả họp Nội các chung giữa hai chính phủ, hai Thủ tướng công bố Việt Nam và Thái Lan nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Coronavirus làm gián đoạn ‘Vành đai và Con đường’