1 năm sau khi đỉnh Everest bị cấm cửa với những người leo núi vì đại dịch COVID-19 quét qua toàn cầu, hàng trăm người đang thực hiện bước cuối cùng lên đỉnh núi cao nhất thế giới khi chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc mùa giải

COVID-19 không thể ngăn hàng trăm người liều mạng leo lên đỉnh núi cao nhất hành tinh

Nhân Hoàng | 29/05/2021, 21:01

1 năm sau khi đỉnh Everest bị cấm cửa với những người leo núi vì đại dịch COVID-19 quét qua toàn cầu, hàng trăm người đang thực hiện bước cuối cùng lên đỉnh núi cao nhất thế giới khi chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc mùa giải

Họ nói sẽ không nản lòng bởi sự bùng phát coronavirus trong trại căn cứ.

Có hai trại căn cứ ở phía đối diện của đỉnh Everest. Trại căn cứ phía nam ở Nepal ở độ cao 5.364 mét. Trại cơ sở phía bắc ở Tây Tạng ở độ cao 5.150 mét. Hai trại này là khu cắm trại thô sơ trên đỉnh Everest được sử dụng bởi những người leo núi trong thời gian đi lên và xuống.

Ba nhóm thám hiểm đến Everest đã hủy chuyến leo núi trong tháng 5.2021 sau khi thấy báo cáo về việc có người mắc COVID-19. Thế nhưng, 41 đội còn lại quyết định tiếp tục, với hàng trăm nhà leo núi và hướng dẫn viên của họ leo lên đỉnh núi cao 8.849 mét trong mùa giải kết thúc vào tháng 5, trước khi thời tiết xấu bắt đầu.

Mingma Sherpa là Giám đốc điều hành Seven Summit Treks, công ty điều hành chuyến thám hiểm lớn nhất trên Everest, cho biết: “Mặc dù coronavirus đã đến được trại căn cứ Everest, nhưng nó không tạo ra bất kỳ tác động lớn nào như những gì người ta thấy bên ngoài ngọn núi. Không ai thực sự bị ốm nặng vì COVID-19 hoặc chết như những tin đồn đã lan truyền".

Với 122 khách hàng từ 10 đội trên Everest, Seven Summit Treks dẫn đầu nhóm lớn nhất nhưng không có trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng nào trong số họ, ông nói.

Các quan chức Nepal đã hạ thấp báo cáo về các ca mắc COVID-19 trên đỉnh Everest, dường như vì lo ngại việc tạo ra hỗn loạn và lộn xộn trong trại căn cứ. Sau một năm hụt hẫng vì không có thu nhập từ những người leo núi, Nepal đã háo hức kiếm tiền vào mùa giải năm nay.

Thủ tướng Nepal - Khadga Prasad Oli nói: “Nhiều người đã đến được trại căn cứ và có thể những người đến đó đã bị nhiễm bệnh từ đây. Nhưng điều này không có nghĩa là coronavirus đã đến toàn bộ ngọn núi, có thể là một phần của trại căn cứ hoặc khu vực bên dưới đó”.

covid-19-khong-the-ngan-hang-tram-nguoi-lieu-mang-leo-len-dinh-nui-cao-nhat-hanh-tinh.jpeg
Đỉnh Everest nhìn từ đường đến ngôi làng Kalapatthar ở Nepal

Tháng 4.2021, một nhà leo núi người Na Uy đã trở thành người đầu tiên có kết quả dương tính với COVID-19 tại trại căn cứ Everest. Anh ta đã được vận chuyển bằng máy bay trực thăng đến Kathmandu (thủ đô Nepal) để điều trị và sau đó trở về nhà.

Hướng dẫn viên nổi tiếng Lukas Furtenbach (Áo) đã quyết định dừng chuyến thám hiểm của mình trong tháng này và rút khỏi khách hàng vì sự lây lan COVID-19 giữa các thành viên trong nhóm.

Sau khi trở về từ núi, Lukas Furtenbach ước tính hơn 100 người leo núi và nhân viên hỗ trợ đã mắc COVID-19. Lukas Furtenbach nói trong cuộc phỏng vấn vào tuần trước rằng rõ ràng là có nhiều trường hợp mắc COVID-19 ở trại căn cứ vì anh có thể nhìn thấy nhiều người bệnh và nghe thấy họ ho trong lều.

Tôi nghĩ với tất cả ca bệnh mà chúng tôi biết hiện nay - được xác nhận từ phi công (cứu hộ), từ bảo hiểm, từ bác sĩ, từ các trưởng đoàn thám hiểm. Tôi có các kết quả xét nghiệm dương tính để chứng minh điều này”, Lukas Furtenbach nói với hãng tin AP.

Tuần trước, Trung Quốc đã hủy bỏ hoạt động leo núi lên đỉnh Everest từ phía Tây Tạng do lo ngại lây lan COVID-19 từ Nepal.

Mùa leo núi diễn ra khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Nepal, với số ca bệnh và tử vong hàng ngày kỷ lục. Hôm 28.5, Nepal đã báo cáo 6.951 ca mắc COVID-19 mới và 96 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca lên hơn 549.111 và 7.047 người chết.

Một đoàn thám hiểm khác của Telluride, công ty có trụ sở tại Colorado (Mỹ), cũng tuyên bố sẽ rút khỏi Everest.

Dù đó là một quyết định khó thực hiện khi xem xét tất cả công việc, nhiều năm chuẩn bị, sự hy sinh và nguồn lực đã dành cho cuộc thám hiểm, nhưng đó là kết quả hợp lý duy nhất từ ​​quan điểm kiểm soát rủi ro”, trích tuyên bố của Telluride.

6 hướng dẫn viên người Sherpa đã được sơ tán đến Kathmandu với các triệu chứng COVID-19.

Sherpa là một trong những nhóm dân tộc Tây Tạng có nguồn gốc từ các vùng núi cao nhất Nepal, quận Tingri và dãy Himalaya.

Tổng cộng 408 nhà leo núi nước ngoài đã được cấp giấy phép leo đỉnh Everest trong mùa giải này, với sự hỗ trợ từ hàng trăm người Sherpa và nhân viên khác, những người đã đóng quân tại trại căn cứ kể từ tháng 4.

Kể từ khi Everest lần đầu tiên được chinh phục vào ngày 29.5.1953, hàng ngàn người đã leo lên đỉnh núi và nhiều người Sherpa ở Nepal làm điều đó nhiều lần. Hướng dẫn viên kỳ cựu người Sherpa - Kami Rita đã lên đỉnh Everest lần thứ 25 trong tháng này và đó là kỷ lục.

Bài liên quan
Nepal rơi vào vực thẳm COVID-19 như Ấn Độ, Trung Quốc tạo ranh giới ngăn cách ở đỉnh Everest
Trung Quốc sẽ thiết lập ‘dải phân cách’ tại đỉnh Everest để ngăn chặn sự đi lẫn của những người leo núi từ Nepal và những người leo lên từ phía Tây Tạng như biện pháp phòng ngừa COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
21 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 không thể ngăn hàng trăm người liều mạng leo lên đỉnh núi cao nhất hành tinh