Dịch COVID-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) rồi nhanh chóng lây lan ra toàn cầu. Gần như không nơi nào không chịu thiệt hại nặng nề.

COVID-19 tàn phá Trung Quốc, Mỹ, Ý, Đức, Nhật, Ấn Độ, Brazil thế nào trong 2020?

Cẩm Bình | 19/12/2020, 14:02

Dịch COVID-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) rồi nhanh chóng lây lan ra toàn cầu. Gần như không nơi nào không chịu thiệt hại nặng nề.

Mỗi quốc gia có tình cảnh riêng trong năm đại dịch COVID-19 hoành hành. Cách đối phó và vượt qua COVID-19 trong 2020 quyết định đến triển vọng năm tới của mỗi nước.

Trung Quốc

Trung Quốc áp dụng biện pháp phong tỏa diện rộng và khắt khe ở đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên. Ở vài đợt bùng phát sau, chỉ có địa phương xuất hiện ổ dịch phải phong tỏa.

Hàng loạt hạn chế đã được dỡ bỏ. Người lao động quay lại nơi làm việc, học sinh sinh viên quay lại trường, nhiều nhà hàng lại đông khách. Tại các thành phố, đeo khẩu trang không còn là yêu cầu bắt buộc trừ phi ở tàu điện ngầm hay địa điểm đông đúc nhưng đã trở thành thói quen.

Theo nhiều cách, cuộc sống bình thường đã quay trở lại. Thách thức hiện nay là vấn đề việc làm: Nền kinh tế đang dần hồi phục nhưng hồi phục không đồng đều.

Đơn vị sản xuất hoạt động trở lại nhưng nhu cầu chi tiêu vẫn thấp, doanh nghiệp nhỏ tiếp tục thua lỗ và đóng cửa.

00001.jpeg
Tâm dịch Vũ Hán nay sôi động trở lại - Ảnh: AP
00002.jpeg
Kinh tế Trung Quốc hồi phục không đồng đều - Ảnh: AP

Ý

Cuối tháng 2, Ý trở thành tâm dịch COVID-19 của châu Âu. Những gì diễn ra tại đây là bài học cảnh báo hệ thống chăm sóc sức khỏe ở quốc gia giàu có cũng có thể sụp đổ trước đại dịch. Phong tỏa và hạn chế phát huy tác dụng ngăn chặn lây nhiễm coronavirus.

00003.jpeg
Vào đợt bùng phát đầu tiên, nhiều tờ báo ở Ý phải tăng số trang cáo phó - Ảnh: AP

Đến tháng 9 thì làn sóng bùng phát thứ hai ập đến do người dân khôi phục hoạt động giải trí, không đeo khẩu trang. Kinh nghiệm từ đợt đầu cùng số thiết bị y tế dự phòng tăng mạnh không giúp Ý tránh khỏi cảnh “vỡ trận”: Thêm hàng nghìn ca tử vong, các bệnh viện một lần nữa quá tải.

Tính đến giữa tháng 12, tỷ lệ mắc bệnh ở Ý là 3.070 ca trên mỗi 100.000 dân.

00004.jpeg
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia giàu có cũng có thể sụp đổ vì đại dịch - Ảnh: AP

Đức

Không như Ý, Đức triển khai chống dịch rất nhanh chóng nên thành công kiểm soát đợt bùng phát đầu tiên. Từ tháng 5, nhiều hoạt động đã được khôi phục, hạn chế dần dỡ bỏ giúp người dân tận hưởng mùa hè khá thoải mái.

Thế nhưng, thành công khiến sự tự giác giảm dần, tự mãn lại tăng. Người dân không còn tuân thủ quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt như trước và hình ảnh nhiều nhóm trẻ tuổi tụ tập tiệc tùng buộc Thủ tướng Angela Merkel phải lên tiếng nhắc nhở. Quy định hạn chế kéo dài đến ngày 10.1.2021.

Nhiều năm thặng dư ngân sách nay giúp chính quyền Berlin có đủ nguồn lực tung ra các gói cứu trợ kinh tế. Đức cũng giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp bằng chương trình hỗ trợ trả lương triển khai lâu nay.

Mỹ

Người dân Mỹ hứng chịu hết đợt bùng phát này đợt bùng phát khác. Số ca nhiễm COVID-19 lên đến hàng triệu, hàng trăm nghìn ca tử vong.

00005.jpeg
Mỹ đứng đầu thế giới về số ca nhiễm lẫn số ca tử vong vì COVID-19 - Ảnh: AP

Vì thất nghiệp hoặc làm việc/học tập tại nhà, người Mỹ trong tháng 8 di chuyển ít đi 35,3 tỉ dặm. Trường học đóng cửa nên số bữa sáng cùng bữa trưa phục vụ trong trường học vào tháng 3 - 4 giảm 400 triệu.

Số người họp mỗi ngày qua ứng dụng Zoom tăng từ 10 triệu (tháng 12.2019) lên 300 triệu (tính đến cuối tháng 3.2020). Tỷ lệ có việc làm của lao động lương thấp vào thời điểm gần hết năm giảm 20,3% so với tháng 1, tỷ lệ có việc làm của lao động lương cao chỉ tăng nhẹ 0,2%. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ vẫn đóng cửa dù nền kinh tế đã tái mở cửa là 28,8%. Hàng loạt chi tiêu do nhà hàng khách sạn, di chuyển, giải trí đều giảm mạnh nhưng sức mua đồ uống có cồn lại khá mạnh.

00006.jpeg
Đến viện dưỡng lão thăm người thân nhưng không được đi vào - Ảnh: AP
0006.jpeg
Một sòng bài tại Las Vegas đóng cửa im lìm - Ảnh: AP

Ấn Độ

Quốc gia Nam Á đối phó đại dịch bằng lệnh phong tỏa toàn quốc đầy bất ngờ, nhưng số ca nhiễm tăng mạnh khi hạn chế được dỡ bỏ và hệ thống y tế công vốn yếu kém không xử lý nổi. Dù vậy, số ca tử vong lại thấp bất thường.

Hiện Ấn Độ phải đối mặt với khó khăn kép là dịch bệnh với kinh tế suy giảm: Nhà hàng, rạp chiếu phim, khu mua sắm cố hồi phục hoạt động kinh doanh nhưng hàng triệu người vẫn thất nghiệp. Nhiều khu chợ đông đúc nhưng nhiều người không đeo khẩu trang. Lao động thất nghiệp quay lại thành phố tìm việc làm dù bệnh viện còn quá tải.

00007.jpeg
Ấn Độ có hơn 10 triệu ca nhiễm COVID-19 - Ảnh: AP
00008.jpeg
Hàng triệu lao động Ấn Độ mất việc - Ảnh: AP

Nhật Bản

COVID-19 đến Nhật qua du thuyền Diamond Princess. Số ca nhiễm bùng nổ trong lúc cách ly rồi lây lan ra ngoài, khiến giới chức Tokyo hứng chịu chỉ trích. Cuối cùng Nhật thành công kiểm soát đợt bùng phát thứ nhất.

Giới chuyên gia đánh giá Nhật có ưu thế chống dịch nhất định: Mọi người chào nhau bằng cách cúi đầu thay vì bắt tay, cởi giày trước khi vào nhà, y tế công giá cả phải chăng. Truy vết nhanh chóng, đóng cửa biên giới, nghiêm túc chấp hành đeo khẩu trang cũng góp phần không nhỏ.

Bất chấp lo ngại về đợt bùng phát dịch thứ hai, Nhật quyết tâm tổ chức Olympics vào mùa hè tới.

Brazil

Tổng thống Jair Bolsonaro xem COVID-19 là “bệnh cúm xoàng”, phản đối biện pháp cách ly, không muốn đóng cửa nền kinh tế. Vậy là Brazil phải trả giá: Hơn 7 triệu ca nhiễm coronavirus và gần 200.000 ca tử vong.

Chính quyền nước này chi rất nhiều để cứu trợ kinh tế. Trong khi đó, Tổng thống Bolsonaro cứ khuyến khích người dân bỏ qua hạn chế phòng dịch mà giới chức từng địa phương áp đặt.

00009.jpeg
Tổng thống Jair Bolsonaro xem COVID-19 là "bệnh cúm xoàng" - Ảnh: AP
000010.jpeg
Brazil ghi nhận gần 200.000 ca tử vong do COVID-19 - Ảnh: AP

Tia hy vọng từ vắc xin

Trong khoảng thời gian cuối năm, các hãng dược lần lượt công bố kết quả thử nghiệm vắc xin COVID-19 đầy hứa hẹn. Đến nay đã có một số quốc gia triển khai chương trình tiêm chủng rộng rãi, đem đến hy vọng xóa sổ đại dịch, khôi phục cuộc sống bình thường.

5dc74ae9-f8e8-4058-b252-7bc52efd84a0-xxx_tus_vaccinationgc2202.jpg
Mỹ khởi động chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 - Ảnh: USA Today

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
một giờ trước Thị trường và chính sách
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 tàn phá Trung Quốc, Mỹ, Ý, Đức, Nhật, Ấn Độ, Brazil thế nào trong 2020?