Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ (NARA) khó lòng thu thập đầy đủ tài liệu về khoảng thời gian Tổng thống Donald Trump nắm quyền.

Cứ xé tài liệu rồi vứt, ông Trump làm khổ nhiều người

Cẩm Bình | 18/01/2021, 08:28

Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ (NARA) khó lòng thu thập đầy đủ tài liệu về khoảng thời gian Tổng thống Donald Trump nắm quyền.

Tổng thống Trump chẳng hề bận tâm đến đạo luật yêu cầu bảo quản tài liệu. Ông có thói quen xé tài liệu rồi vứt đi – khiến đội ngũ quản lý tài liệu tại Nhà Trắng phải bỏ ra hàng giờ dán chúng lại.

“Họ bảo ông ấy ngừng làm vậy. Nhưng mọi chuyện vẫn như cũ”, theo cựu nhân viên quản lý tài liệu Solomon Lartey. Ông cho biết văn bản mà mình bỏ công sức dán lại là lá thư của Thượng nghị sĩ Chuck Schumer về việc đóng cửa chính phủ.

Tổng thống Trump còn lấy đi ghi chú của người phiên dịch cuộc trò chuyện giữa ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhà lãnh đạo Washington la mắng cố vấn vì ghi chép trong một cuộc họp khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller còn đang điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử

Hiện tại, thái độ bất hợp tác của Tổng thống Trump ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao quyền lực lẫn công tác chuyển giao tài liệu Nhà Trắng cho NARA. Nhà sử học Richard Immerman thuộc đại học Temple chỉ trích: “Giới sử học có thể mất đi nhiều tài liệu. Nhà Trắng dưới thời Trump không những không xem trọng việc bảo quản tài liệu mà lại còn tìm cách che giấu hoặc phá hủy chúng”.

1000.jpeg
Tổng thống Trump có thói quen xé tài liệu rồi vứt đi - Ảnh: AP

Thiếu tài liệu dường như chẳng gây hại gì cho Tổng thống Trump, nhưng lại cản trở nỗ lực điều tra ông (phục vụ việc luận tội hay hàng loạt vụ kiện đang chờ đợi ông hết nắm quyền).

Đạo luật Hồ sơ Tổng thống quy định người đứng đầu Nhà Trắng không được phá hủy tài liệu trước khi hỏi ý nhân viên lưu trữ quốc gia và thông báo cho Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên luật không đòi hỏi Tổng thống phải coi trọng lời khuyên của nhân viên lưu trữ, cũng chẳng ngăn Tổng thống không phá hủy tài liệu nữa.

Ngày nay hầu hết tài liệu đều được lưu vào máy tính, nhưng nếu nhân viên Nhà Trắng không lưu hoặc không đăng nhập hệ thống sao lưu tự động thì cũng vô dụng.

Chuyển giao chậm, không đầy đủ

Chuyển giao tài liệu bản giấy lẫn bản điện tử của Tổng thống là công việc tốn nhiều công sức. Cựu Tổng thống Barack Obama để lại khoảng 30 triệu trang tài liệu giấy cùng 250 terabyte tài liệu điện tử (trong đó có khoảng 1,5 tỷ trang thư điện tử).

Tài liệu các Tổng thống trước để lại rất quan trọng vì chúng có thể giúp Tổng thống đương nhiệm hoạch định chính sách mới, tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ. Giám đốc tổ chức National Coalition for History Lee White nhấn mạnh số tài liệu này cũng rất có giá trị về lịch sử, kể lại lịch sử Mỹ từ một góc nhìn đặc biệt.

1000-1-.jpeg
NARA khó lòng lấy được đầy đủ tài liệu của Tổng thống Trump - Ảnh: AP

Khi Tổng thống Trump thất cử, đội ngũ quản lý tài liệu đã có thể chuyển tài liệu bản điện tử, đóng gói tài liệu bản giấy gửi đến văn phòng NARA vào ngày 20.1 đúng như luật định. Nhưng họ sẽ không giao nộp đúng hạn được vì Tổng thống Trump bất hợp tác.

“Nguồn tài chính cần thiết cho công tác chuyển giao tài liệu cấp bởi Văn phòng Quản lý hành chính và ngân sách Mỹ (OMB) bị trì hoãn nhiều tuần sau bầu cử. Dù tài liệu không thể được giao nộp đúng hạn, chúng tôi vẫn sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ lưu trữ chúng đúng vào ngày 20.1 theo đúng Đạo luật Hồ sơ Tổng thống”, NARA cho biết.

Một nguồn thạo tin tiết lộ hướng dẫn giao nộp tài liệu đã được gửi cho quan chức Nhà Trắng từ tháng 12, trước khi bị hủy vì Tổng thống Trump nhất quyết phản đối kết quả bầu cử.

Tân chính phủ Biden được yêu cầu xem tài liệu của Tổng thống Trump ngay lập tức, công chúng thì phải chờ đến 5 năm sau. Thậm chí Tổng thống Trump còn có thể viện dẫn một số quy định cụ thể để bảo mật tài liệu trong 12 năm.

Tổng thống Trump từng hứng chịu chỉ trích vì lấy đi ghi chú của người phiên dịch tháp tùng ông gặp Tổng thống Putin năm 2017 tại Đức. Giới nghị sĩ Mỹ cũng không thể nào đòi được biên bản phiên dịch nội dung cuộc hội đàm Trump - Putin năm 2018 tại Phần Lan. Không rõ 2 ông có nói về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ hay không.

Vài tuần trước, NARA cùng 2 hiệp hội lịch sử và tổ chức Citizens for Responsibility and Ethics in Washinton (CREW) khởi kiện để ngăn Tổng thống Trump xóa liên lạc/ tài liệu trên máy gửi hoặc nhận bằng tài khoản cá nhân (thư điện tử, Whatsapp). Họ cũng cáo buộc Nhà Trắng phá hủy nhiều tài liệu.

Tuy nhiên, tòa án cuối cùng lại từ chối ra phán quyết cấm tạm thời vì phía luật sư chính phủ đảm bảo sẽ chỉ thị Nhà Trắng yêu cầu mọi nhân viên giữ lại tất cả.

Lịch sử lưu trữ tài liệu của Tổng thống

Tài liệu của Tổng thống vốn được xem là tài sản cá nhân, cho đến khi xảy ra bê bối Watergate dưới thời Tổng thống Richard Nixon. Quốc hội Mỹ năm 1978 thông qua Đạo luật Hồ sơ Tổng thống nhằm mục đích ngăn Nixon phá hủy những đoạn băng ghi âm liên quan đến bê bối khiến ông mất chức.

Từ đó về sau tài liệu này trở thành tài sản chung của người dân Mỹ. Giới nghị sĩ ra thêm luật yêu cầu thanh tra hoạt động lưu trữ tài liệu.

Bài liên quan
Lựa chọn nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump khiến Kyiv lo ngại
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump công bố các đề cử nội các như Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp, Tulsi Gabbard làm Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia đã thổi bùng lên mối lo ngại từ Kyiv về khả năng hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứ xé tài liệu rồi vứt, ông Trump làm khổ nhiều người