Hôm 17.1, Cơ quan Giảm nhẹ thảm họa thiên tai Quốc gia (BNPB) cho biết ít nhất 78 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất xảy ra ở tỉnh Tây Sulawesi của Indonesia.
Đây là thảm họa mới nhất trong chuỗi các thiên tai ập đến quốc gia Đông Nam Á này.
Then người phát ngôn của BNPB - Raditya Jati, hơn 820 người bị thương và khoảng 27.800 người phải rời bỏ nhà cửa sau trận động đất mạnh 6,2 độ richter. Một số tìm nơi ẩn náu trên núi, trong khi những người khác đến các trung tâm sơ tán chật chội, các nhân chứng cho biết.
Nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân bị vùi dưới đống đổ nát.
Các sĩ quan cảnh sát và quân đội đã được triển khai để trấn áp nạn cướp bóc ở một số nơi trong khu vực.
Raditya nói Jati tình trạng ứng phó khẩn cấp, nhằm giúp đỡ các nỗ lực cứu hộ, đã được đưa ra trong hai tuần.
Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG), nói rằng một trận động đất khác trong khu vực có khả năng gây ra sóng thần.
Nằm dọc theo cái gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương, Indonesia thường xuyên hứng chịu các trận động đất. Năm 2018, một trận động đất kinh hoàng 6,2 độ richter và sóng thần sau đó đã tấn công thành phố Palu, ở Sulawesi, khiến hàng ngàn người thiệt mạng.
Chỉ sau hai tuần sau khi bước sang năm mới, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới phải hứng chịu và đối mặt với nhiều thảm họa.
Lũ lụt ở tỉnh Bắc Sulawesi và Nam Kalimantan đã khiến ít nhất 5 người chết trong tháng này, trong khi lở đất ở tỉnh Tây Java làm ít nhất 28 người thiệt mạng.
Núi Semeru của Đông Java phun trào vào cuối ngày 16.1, nhưng không có báo cáo về thương vong hoặc sơ tán.
Dwikorita Karnawati cho biết thời tiết khắc nghiệt và "nhiều nguy hiểm" khác của khí tượng thủy văn được dự báo trong những tuần tới.
Ngày 9.1 vừa qua, một chiếc máy bay Boeing 737-500 của hãng Sriwijaya Air đã lao xuống biển Java khiến 62 người thiệt mạng.
Chiếc Boeing 737-500 với 62 hành khách và phi hành đoàn trên
chuyến bay số hiệu SJ-182 hướng đến thành phố Pontianak ở Tây Kalimantan vào ngày 9.1 trước khi biến mất khỏi màn hình radar 4 phút sau khi cất cánh.
Đây là vụ tai nạn máy bay lớn đầu tiên ở Indonesia kể từ khi 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng vào năm 2018 khi một chiếc Boeing 737 Max của hãng Lion Air cũng lao xuống biển Java ngay sau khi cất cánh từ Sân bay Quốc tế Soekarno-Hatta.
Theo cơ sở dữ liệu của Mạng lưới An toàn Hàng không, ngay cả trước khi xảy ra vụ tai nạn mới nhất, nhiều người đã chết trong máy bay ở Indonesia hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong thập kỷ qua.
Tính đến hết ngày 14.1, giới chức Indonesia đã xác định được danh tính của 12 nạn nhân vụ chuyến bay số hiệu SJ-182.
Cơ quan tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn (Basarnas) nêu rõ đã tìm kiếm và hoàn tất bàn giao 239 phần thi thể nạn nhân, 40 mảnh vỡ nhỏ và 33 mảnh vỡ lớn.
Trong khi đó, Cơ quan nhận dạng nạn nhân thảm họa của Cảnh sát Quốc gia Indonesia (DVI) cũng xác định thêm danh tính của 6 nạn nhân, nâng tổng số nạn nhân lên 12 . Trong đó có 1 nữ tiếp viên hàng không 23 tuổi, số còn lại là hành khách từ 23 đến 51 tuổi. Việc xác định danh tính được cơ quan chức năng Indonesia thực hiện theo phương pháp y học hiện đại nhất hiện nay.
Người đứng đầu Basarnas, ông Bagus Puruhito khẳng định hoạt động tìm kiếm và cứu nạn sẽ được thực hiện cho đến khi xác định được tất cả nạn nhân. Đây là ưu tiên hàng đầu của Basarnas với mục đích cuối cùng là tìm thấy, xác định chính xác và đầy đủ số nạn nhân của vụ tai nạn.
Ông Bagus Puruhito nói việc tìm kiếm các bộ phận máy bay là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban an toàn giao thông vận tải Quốc gia (KNKT), giúp cho quá trình điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn máy bay nhanh chóng và chính xác hơn.