Đúng dịp Lễ độc lập 11.11 của Ba Lan, phe thượng tôn da trắng và bài ngoại đã tuần hành rầm rộ, gây lo ngại khi họ hô hào kỳ thị người Do Thái và tín đồ đạo Hồi, dòng dân tị nạn Syria đến Ba Lan và châu Âu.

Cực hữu tuần hành ‘làm loạn’ ở Ba Lan

Trần Trí | 14/11/2017, 18:30

Đúng dịp Lễ độc lập 11.11 của Ba Lan, phe thượng tôn da trắng và bài ngoại đã tuần hành rầm rộ, gây lo ngại khi họ hô hào kỳ thị người Do Thái và tín đồ đạo Hồi, dòng dân tị nạn Syria đến Ba Lan và châu Âu.

Ngày 13.11, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda lên án những tuyên ngôn bài ngoại và kỳ thị sắc tộc của khoảng 60.000 người theo chủ nghĩa dân tộc tham gia cuộc tuần hành ngày 11.11 qua, là ngày Ba Lan độc lập khỏi Nga, Phổ và đế chế Áo-Hungaria sau khi kết thúc Thế chiến 1 hồi năm 1918.

Ông Duda tuyên bố: “Ở Ba Lan không có chỗ” cho những hoạt động bài ngoại, kỳ thị sắc tộc, theo đuổi “chủ nghĩa dân tộc bệnh hoạn”.

ÔngDuda nói Ba Lan phải là miền đất mở cửa đón mọi người muốn đến sống và làm việc vì sự thịnh vượng của Ba Lan, và Ba Lan sẽ không phân biết nếu cha của ai đó là “người Đức, Do Thái, Belarus, Nga và bất kỳ nước nào”.

Đó là lời lên án mạnh mẽ đầu tiên của một đại diện thuộc lãnh đạo cánh bảo thủ ở Ba Lan, đối với tinh thầnthượng tôn da trắng và những quan điểm kỳ thị chủng tộc của nhóm tuần hànhhôm 11.11 tại thủ đô Warsaw.

Theo báo Guardian, trong hai ngày 12, 13.11 trước đó, các thành viên chính phủ đều giải thích người tham gia cuộc tuần hành là “các công dân yêu nước”.

Bộ Ngoại giao Ba Lan lên án những ý tưởng bài ngoại, kỳ thị sắc tộc, nhưng nhấn mạnh cuộc tuần hành chủ yếu thể hiện tinh thần yêu nước, “một sự kiện chào mừng của công dân Ba Lan khác biệt quan điểm nhưng đoàn kết quanh các giá trị chung của sự tự do và trung thành với tổ quốc độclập”.

Đài truyền hình nhà nước TVP gọi đây là “Cuộc tuần hành vĩ đại của công dân yêu nước” và mô tả đó là những dân thường Ba Lan muốn thể hiện tinh thần yêu nước, không phải người theo chủ nghĩa cực đoan.

Bộ trưởng Nội vụ Mariusz Blaszczak nói: “Đó là một cảnh tượng rất đẹp. Chúng tôi tự hào vì nhiều công dân Ba Lan quyết định tham gia chào mừng Lễ độc Lập”.

Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel nói với hãng tin AP: Sự kiện trên là “Cuộc tuần hành nguy hiểm của những phần tử cực đoan và kỳ thị chủng tộc. Chúng tôi hy vọng chính quyền Ba Lan sẽ xử lý ban tổ chức. Lịch sử dạy chúng ta biết sự thể hiện hận thù sắc tộc phải được giải quyết kiên quyết và nhanh chóng”.

Ngày 13.11, một nhóm hoạt động quyền dân sự cũng phản đối với điều họ gọi là “sự thất bại của chính quyền khi không phản ứng thích đáng với hành vi của người theo chủ nghĩa dân tộc".

Khi tập hợp trước Tòa thị chính Warsaw, họ hô vang: “Warsaw sạch chủ nghĩa phát xít!”, và “Ba Lan hãy tỉnh giấc, phát xít đang đến”, trước khi di chuyển đến một đồn cảnh sát để phản đối.

Cáccộng đồng Do Thái kêu gọi chính quyền Ba Lan phải lên án những thông điệp trên các biểu ngữ như “máu tinh tuyền, óc sáng trong” hoặc “Châu Âu sẽ trắng hay thành đất hoang”, mà các thành viên theo chủ nghĩa dân tộc đã mang trong cuộc tuần hành.

Theo Newsweek, cuộc tuần hành thu hút hàng chục ngàn thanh niên phẫn nộ tuần hành trên các đường phố Warsaw, trương các biểu ngữ tôn vinh chủ nghĩa tân phát xít và tinh thần thượng tôn da trắng, cùng biểu ngữ “Lò hơi ngạt cho bọn Do Thái”.

Sự kiện này do các tổ chức cực hữu tổ chức, vài người mang theo biểu ngữ “Châu Âu da trắng của các nước anh em”, và mang cờ Chữ Thập Celtic, một biểu tượng của phe thượng tôn da trắng.

Một biểu ngữ lớn ghi “Ý Chúa”, một câu động viên tinh thần của cuộc Thập tự chinh Đệ nhất hồi thế kỷ 11, khi đạo quân Thiên Chúa giáo từ châu Âu đến Đất Thánh ở Jerusalem và tàn sát tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo. Vài năm gần đây, khẩu hiệu này được phe cực hữu dùng để thể hiện sự thù địch đạo Hồi.

Cảnh sát nói cuộc tuần hành hàng năm thứ 8 này do phe cực hữu Trại cấp tiến quốc gia tổ chức, thu hút khoảng 60.000 người, một con số kỷ lục đối với một sự kiện từng chỉ thu hút vài trăm người, kể từ khi bắt đầu tổ chức tuần hành lần đầu năm 2009.

Nay, nó là sự kiện mừng Lễ Độc lập lớn nhất ở Ba Lan, và là một trong những cuộc tuần hành lớn nhất ở châu Âu của phe chủ nghĩa dân tộc.

Một trong những “khách mời” nổi tiếng của phe cực hữu là Richard Spencer người Mỹ đã không nhận lời mời tham dự cuộc tuần hành, sau khi chính phủ Ba Lan khuyến cáo ông ta nên ở Mỹ. Spencer cũng đã nhiều lần bị cấm dự các sự kiện tương tự ở 20 nước châu Âu.

Nhưng cựu thủ lĩnh cực hữu Anh Stephen Lennon (nổi tiếng với cái tên Tommy Robinson) và Roberto Fiore của Ý đến dự cuộc tuần hành vốn cũng thu hút nhiều người ủng hộ đảng Luật và Công lý (PiS) đang cầm quyền ở Ba Lan.

Theo BBC, 2.000 người cũng xuống đường để phản đối cuộc tuần hành, và cảnh sát đã bắt khoảng 50 người.

Ba Lan hiện làmột trong những tổ chức cực hữu phát triển nhanh nhất ở châu Âu, khi các nhóm chủ nghĩa dân tộc tuần hành phản đối làn sóng dân Syria tị nạn đến nước này và đến châu Âu.

Trại cấp tiến quốc gia tuyên bố trên mạng xã hội: cuộc di cư này là một phần âm mưu của các nhà tài chính Do Thái nhằm phá hủy Liên hiệp châu Âu (EU) bằng đạo Hồi, luật Sharia và tình dục đồng giới.

Trại cấp tiến quốc gia tự nhận là phiên bản mới của một phong trào cùng tên hồi thập niên 1930, nhằm đuổi dân Do Thái khỏi Ba Lan trong những năm trước khi xảy ra việc phát xít Đức giết hàng triệu dân Do Thái trong Lò hơi ngạt hồi Thế chiến 2.

Bảo Vĩnh (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cực hữu tuần hành ‘làm loạn’ ở Ba Lan