Cả hai bệnh nhân có chồi bướu chít hẹp tĩnh mạch chủ cản trở máu về tim. Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân khó có khả năng sống sót qua 2 tuần.
Thông tin Y học

Cứu sống 2 bệnh nhân bị bệnh hiếm gặp chồi bướu thận xâm lấn đường dẫn máu về tim

Hồ Quang 23/04/2024 14:00

Cả hai bệnh nhân có chồi bướu chít hẹp tĩnh mạch chủ cản trở máu về tim. Các bác sĩ đánh giá bệnh nhân khó có khả năng sống sót qua 2 tuần.

Ngày 23.4, BSCK2 Hồ Khánh Đức - Trưởng bộ phận Phẫu thuật tim - mạch máu, Bệnh viện Bình Dân cho hay ông cùng ê kíp vừa phẫu thuật thành công 2 ca phức tạp để thay mới tĩnh mạch chủ dưới, cứu tính mạng 2 bệnh nhân có chồi bướu xuyên thành chít hẹp tĩnh mạch chủ cản trở máu về tim.

Cả hai trường hợp trên đều được phát hiện bệnh khi khối ung thư xâm lấn và viêm dính phức tạp trong ổ bụng mà bản thân người mắc không hề hay biết.

cuu-song-2-benh-nhan-bi-choi-bupu-than-xam-lan-duong-dan-mau-ve-tim-hiem-gap-hinh-anh.png
Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân P.T.N (37 tuổi) - Ảnh: BVCC

Bệnh nhân thứ nhất là ông P.V.Đ (60 tuổi, ngụ TP.HCM) đến một bệnh viện gần nhà để khám bởi chân phải đột nhiên đau nhiều không rõ nguyên nhân gần một tuần, kèm sốt. Qua siêu âm, các bác sĩ ở đây phát hiện ông Đ. có bướu thận phải nên chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bình Dân

Tại đây, qua hình ảnh CT-scan có cản quang và MRI, các bác sĩ phát hiện bướu thận phải kích thước lớn 80 x 40mm và chồi bướu đã ăn lan, xuyên vào thành tĩnh mạch chủ dưới gây chít hẹp khiến máu từ chân phải không chảy về tim được. “Đây chính là lý do khiến người bệnh đau chân dữ dội”, bác sĩ Đức cho biết.

Theo bác Đức bệnh nhân này được phát hiện quá muộn và khó có thể giữ được tính mạng trong 2 tuần, nếu không phẫu thuật do bướu sẽ lan dần về tim, lên phổi gây tắc nghẽn tuần hoàn.

Trước tình thế cấp bách trên, Bệnh viện Bình Dân đã tiến hành hội chẩn toàn viện để tìm phương án phẫu thuật tối ưu cứu sống người bệnh.

Bác sĩ Đức cho biết có nhiều tình huống đã được đặt ra, trong đó các bác sĩ tiên lượng khả năng phải thực hiện thay mới hoàn toàn một đoạn tĩnh mạch chủ dưới đã bị chồi bướu xâm lấn.

"Đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm phẫu thuật mạch máu”, bác sĩ Đức nói.

Để thực hiện ca phẫu thuật này, bác sĩ Đức cho biết ê kíp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu thực hiện phẫu thuật robot cắt bỏ thận phải có bướu xâm lấn, các bác sĩ chuyên khoa mạch máu thực hiện thay tĩnh mạch chủ dưới.

Tiếp đến, đoạn tĩnh mạch khiếm khuyết được thay bằng đoạn ống ghép chất liệu nhân tạo dài hơn 10cm. Các bác sĩ đã lấy toàn bộ huyết khối trong tĩnh mạch chậu phải và tĩnh mạch thận trái, cắm lại tĩnh mạch thận trái để máu lưu thông từ tĩnh mạch thận trái về tim.

“Ca phẫu thuật đã thành công sau hơn 11 giờ nỗ lực của toàn bộ ê kíp bác sĩ nhiều chuyên khoa”, bác sĩ Đức cho biết thêm.

Bệnh nhân thứ 2 là anh P.T.N (37 tuổi), nhập viện do đau hông lưng âm ỉ bên phải từ 2 tháng trước, kèm ăn uống kém, sụt cân. Cách đây 5 năm, người bệnh từng được phẫu thuật do ung thư vỏ tuyến thượng thận bên phải, nhưng do dịch COVID-19 đến nay không tái khám.

Sau nhiều năm không theo dõi sau lần phẫu thuật đầu tiên, khi anh N. trở lại Bệnh viện Bình Dân lần này, các bác sĩ phát hiện bướu vỏ tuyến thượng thận đã tái phát và có kích thước 64 x 43 x 34mm (bằng trái banh tennis). Đặc biệt, bướu đã xâm lấn gây huyết khối hoàn toàn đoạn tĩnh mạch chủ dưới lân cận, xâm lấn gan, bao quanh động mạch thận phải, dính cực trên thận phải và dính tá tràng.

Các bác sĩ đánh giá đây là một ca bướu tuyến thượng thận có chồi bướu ăn lan phức tạp vào tĩnh mạch chủ rất hiếm gặp.

cuu-song-2-benh-nhan-bi-choi-bupu-than-xam-lan-duong-dan-mau-ve-tim-hiem-gap-hinh-anh-1.png
Sau phẫu thuật, bệnh nhân P.T.N (37 tuổi) đã ổn định - Ảnh: BVCC

“ Ê kíp phẫu thuật đã nỗ lực để tháo gỡ dính, tách bướu an toàn ra khỏi đại tràng phải, tá tràng và cuống gan. Tiếp theo, thận được cắt trọn để lấy sạch khối ung thư đã xâm lấn bao quanh động mạch thận. Do bướu đã xâm lấn xuyên thành tĩnh mạch chủ nên không thể giữ lại đoạn tĩnh mạch chủ dưới chứa chồi bướu, các bác sĩ quyết định cắt trọn khối chứa đoạn tĩnh mạch chủ bị xâm lấn, tạo hình đoạn tĩnh mạch chủ dưới dài 6cm bằng mảnh ghép sinh học từ màng ngoài tim bò. Sau 8 giờ ca phẫu thuật đã thành công, chúng tôi tiến hành siêu âm doppler kiểm tra tĩnh mạch chủ nhân tạo thấy thông nối tốt, huyết động bệnh nhân ổn định”, bác sĩ Đức chia sẻ.

TS-BS Phạm Phú Phát - Trưởng khoa Niệu A, Bệnh viện Bình Dân khuyến cáo hiện nay có thể phát hiện bướu thận giai đoạn sớm, khi bướu chỉ mới có kích thước khoảng 1 - 3cm bằng siêu âm ổ bụng. Khi phát hiện bướu ở giai đoạn sớm, việc cắt bướu bảo tồn thận sẽ rất thuận lợi và tiên lượng rất tốt cho người bệnh thay vì phát hiện muộn đến khi bướu đã xâm lấn hoặc di căn xa.

Bài liên quan
Thuốc chữa bệnh thần kinh có hiệu quả khác nhau ở chuột và người
Theo Live Science, các nhà thần kinh học thường tiến hành thử nghiệm thuốc và các nghiên cứu khác nhau trên chuột trong phòng thí nghiệm. Về mặt cấu ​​trúc, bộ não của con người và chuột rất giống nhau. Nhưng các chuyên gia đang phải đối mặt với một vấn đề - không có gì đảm bảo rằng các loại thuốc đã vượt qua thử nghiệm thành công trên loài gặm nhấm cũng sẽ có tác động như vậy ở người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
2 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứu sống 2 bệnh nhân bị bệnh hiếm gặp chồi bướu thận xâm lấn đường dẫn máu về tim