Trước HĐXX, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của một Thứ trưởng Bộ Y tế) nói bản thân “bị ám ảnh về mức án tử hình”.

Cựu thư ký Thứ trưởng Y tế nói 'bị áp lực, ám ảnh khi đối diện mức án tử hình’

Nhã Thanh | 14/07/2023, 12:43

Trước HĐXX, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của một Thứ trưởng Bộ Y tế) nói bản thân “bị ám ảnh về mức án tử hình”.

Sáng 14.7, phiên toà xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” bước sang ngày làm việc thứ 4, các luật sư được HĐXX cho tham gia phần xét hỏi đối với các bị cáo.

Trả lời câu hỏi của luật sư, Phạm Trung Kiên (cựu thư ký của một Thứ trưởng Bộ Y tế) nhiều lần bác bỏ việc ép buộc các doanh nghiệp phải đưa tiền. Kiên giải thích việc nhận hối lộ hơn 42 tỉ đồng bởi các doanh nghiệp chủ động tìm đến, tự đưa ra mức chi thì bị cáo nhận.

Tại tòa, Kiên nói do bị xác định phạm tội nhận hối lộ và phải đối diện với mức án từ 20 năm, tù chung thân và có thể là hình phạt tử hình nên rất áp lực, căng thẳng và nhiều khi “bị ám ảnh về mức án tử hình”.

cac-bi-cao-2-copy.jpg
Phiên tòa xét xử dự kiến kéo dài 1 tháng - Ảnh: N.A

Phạm Trung Kiên bị cáo buộc lợi dụng vị trí của mình trong quá trình chuyển hồ sơ phê duyệt chuyến bay giải cứu, nhận hối lộ 253 lần, tổng số hơn 42,6 tỉ đồng và bị xác định là người nhận hối lộ nhiều nhất.

Theo cáo trạng, là thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế, Phạm Trung Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiên yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 - 200 triệu đồng/chuyến bay hoặc từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/hành khách. Đối với khách lẻ, chi phí này là 7 - 15 triệu đồng/người.

Cơ quan điều tra xác định từ tháng 2.2021 đến tháng 12.2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ.

quang-canh-4-.jpg
Quang cảnh phiên tòa xét xử - Ảnh: N.A

Tiếp tục trả lời câu hỏi của luật sư, Phạm Trung Kiên nói có 3 doanh nghiệp đề cập với bị cáo về mức bồi dưỡng, lúc này bị cáo nói với họ: “các bộ ngành như thế nào thì Bộ Y tế như vậy”.

Riêng bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch Công ty Vijasun) tỏ ra bức xúc khi nói về việc bị Kiên ép buộc đưa tiền. Bị cáo Dương cho hay công ty của Dương được cấp phép 17 chuyến và bị Kiên ép chuyển 150 triệu đồng/chuyến trước mỗi khi cấp phép.

Ngoài ra, theo lời khai của Dương, Phạm Trung Kiên nhiều lần gọi điện muốn gặp và… lại đòi tiền; đồng thời Kiên cũng từng nói phải chuyển tiền thì có mới có dấu.

Cáo trạng thể hiện tháng 8.2021, Dương đến liên hệ, nhờ và được Phạm Trung Kiên đồng ý trình giải quyết cấp phép chuyến bay cho Công ty Cổ phần Vijasun. Kiên yêu cầu phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay. Dương thỏa thuận xin bớt và được Kiên đồng ý giảm còn 100 triệu đồng/chuyến bay.

Trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ 3 lần, tổng cộng 1,1 tỉ đồng của Đào Minh Dương.

Bài liên quan
Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cựu Phó chủ tịch Quảng Nam khai ‘được tặng tiền sinh nhật’
Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khai tại tòa rằng, ở lần tặng quà thứ 2, doanh nghiệp nói là tặng sinh nhật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu thư ký Thứ trưởng Y tế nói 'bị áp lực, ám ảnh khi đối diện mức án tử hình’