“Sau này, chúng ta không nên chạy theo số lượng luật mà phải làm thật kỹ càng. Nếu chạy theo số lượng mà để xảy ra những sai sót như vừa qua thì luật chưa có hiệu lực đã phải sửa đổi bổ sung. Đó là bài học đắt giá đặt ra cho Quốc hội nhiệm kỳ 14 và các nhiệm kỳ sau”, đại biểu quốc hội Lê Như Tiến chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới.

Đại biểu Lê Như Tiến: ‘Cơ quan soạn thảo, thẩm tra phải chịu trách nhiệm khi luật sai’

Trí Lâm | 30/06/2016, 12:53

“Sau này, chúng ta không nên chạy theo số lượng luật mà phải làm thật kỹ càng. Nếu chạy theo số lượng mà để xảy ra những sai sót như vừa qua thì luật chưa có hiệu lực đã phải sửa đổi bổ sung. Đó là bài học đắt giá đặt ra cho Quốc hội nhiệm kỳ 14 và các nhiệm kỳ sau”, đại biểu quốc hội Lê Như Tiến chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới.

Sáng nay30.6, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về"Nghị quyết của Quốc hội về hiệu lực của Bộ luật Hình sự". Trước đó, vào ngày 27.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp khẩn với trưởng đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố để hoãn hiệu lực thi hành của luật này.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Lê Như Tiến nhận định, trước hếtthái độ của Ủyban Thường vụ Quốc hộicũng như các cơ quan của Quốc hội rất cầu thị, thẳng thắn, nghiêm túc trong việc nhìn nhận những lỗi sai.

“Tôi thấy đây là thái độ xử lý kịp thời, dũng cảm và thể hiện được trách nhiệm trước dân” – ông Tiến nói.

Ông Lê Như Tiến cho biếttrong Bộ luật Hình sự mà sai đến hơn 90 nội dung thì phải sửa lại, dừng hiệu lực thi hành, để đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 để sửa đổi, bổ sung những luật này.

Theo ông Tiến, sau nàyquy trách nhiệm thế nào thì sẽ có cơ quan chức năng đánh giá. Trách nhiệm trước tiên là cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, rồi các vị đại biểu quốc hộibấm nút thông qua cũng phải nhìn nhận trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, bên cạnh những lý do chủ quan thì cũng có những nguyên nhân khách quan. Bộ luật lớn như vậy thì cần phải có quỹ thời gian nhiều hơn, chứ làm vội vội vàng vàng, ép trong một thời gian ngắn, có hạn thì khó có thể kiểm soát hết được.

“Sau này, chúng ta không nên chạy theo số lượng luật mà phải làm thật kỹcàng. Nếu chạy theosố lượng mà để xảy ra những sai sót như vừa qua thì chưa có hiệu lực đã phải sửa đổi bổ sung. Đó là bài học đắt giá đặt ra cho Quốc hội nhiệm kỳ 14 và các nhiệm kỳ sau” – ông Tiến nói.

Ông Tiến cũng đề nghị các cơ soạn thảo như Chính phủ, Bộ Tư pháp rồi cơ quan thẩm tra như Ủy ban Tư pháp củaQuốc hội cần phải có trách nhiệm cao hơn, phải vào cuộc ngay từ đầu để hạn chế thấp nhất những sai sót có thể xảy ra.

Theo đó, cùng với việc lùi thời hạn thi hành Bộ luật Hình sự, các luật khác như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam cũng lùi thời hạn thi hành tương ứng.

Việc phải lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc áp dụng pháp luật vì đây là các luật có viện dẫn, liên quan đến Bộ luật Hình sự.

Ông Nguyễn Văn Luật - Phó chủ nhiệm Ủy banTư pháp củaQuốc hội cho biếtdo thời gian rất gấp nên Ủy ban Thường vụ Quốc hộichọn phương án báo cáo với các vị đại biểuthông qua từng đoàn đểhọp bàn, thảo luận tờ trình, xem xét danh sách các vị đại biểu quốc hộitrong Ban kiểm phiếu và các vị đại biểu quốc hộibiểu quyết: Tán thành, không tán thành, không biểu quyết rồi cho vào phong bì gửi về cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nhà Quốc hội(hình thức bỏ phiếu kín) với quy trình chặt chẽ.‎

Theo ông Luật, những sai sót của Bộ luật Hình sựvẫn đang được rà soát với tinh thần không để xảy ra trường hợp trình Quốc hộikhóa 14rồi mà vẫn để ra sai sót. Đó là sai sót vềnhững tội về sản xuất hàng giả, tội phạm liên quan đến ma túy(điều 249, điều 250, điều 252)...

Qua đó, ông Luật cũng chia sẻ: “Cá nhân tôi cũng là đại biểu quốc hộiđã biểu quyết, có sai sót thì tôi thừa nhận trách nhiệm cá nhân trước cử tri và Quốc hội, không trốn tránh trách nhiệm và rất thấm thía”.

Ông Luật cho hayQuốc hội ban hành luật là cơ sở để bản hành các văn bản quy phạm pháp luật khác của trung ương và địa phương. Do đó phải nghiêm túc, từ quy trình xây dựng chương trình, soạn thảo, phân công cơ quan chủ trì, thẩm tra, phối hợp, lấy ý kiến nhân dân...

Ông Đỗ Mạnh Hùng -Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biếtviệc xác định trách nhiệm của các cơ quan chức năng thì tới đây sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cụ thể, nhất là cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra.

“Tôi nghĩ rằng Quốc hội khóa 13dù sắp hết nhiệm kỳ nhưng Quốc hội các khóatiếp theo sẽ chú ý đến vai trò giám sát của dư luận, người dân để nâng cao hoạt động lập pháp của Quốc hội” – ông Hùng nói.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Lê Như Tiến: ‘Cơ quan soạn thảo, thẩm tra phải chịu trách nhiệm khi luật sai’