Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết các quốc gia châu Âu đang cung cấp sự trợ giúp cho dự án tàu ngầm của hòn đảo. Đây là lần hiếm hoi Đài Loan thừa nhận rằng chương trình nhạy cảm không chỉ nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ.

Đài Loan bất ngờ hé lộ châu Âu hỗ trợ dự án tàu ngầm cùng Mỹ, phủ nhận Triều Tiên có tham gia

Nhân Hoàng | 03/04/2021, 11:18

Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết các quốc gia châu Âu đang cung cấp sự trợ giúp cho dự án tàu ngầm của hòn đảo. Đây là lần hiếm hoi Đài Loan thừa nhận rằng chương trình nhạy cảm không chỉ nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ.

Đài Loan đã làm việc trong nhiều năm để cải tiến tàu ngầm của mình, một số trong số đó có từ Thế chiến thứ hai, vốn không thể sánh được với hạm đội của Trung Quốc, bao gồm cả các tàu có khả năng phóng vũ khí hạt nhân.

Vào năm 2018, Mỹ đã bật đèn xanh cho các nhà sản xuất nước này tham gia vào chương trình tàu ngầm của Đài Loan, giúp đảm bảo các thành phần chính. Song, hiện vẫn chưa rõ những công ty Mỹ nào tham gia.

Trong tuyên bố vào cuối ngày 2.4, cơ quan phòng vệ Đài Loan đã phủ nhận bài viết trên tờ The National Interest (Mỹ), trích dẫn các bản tin Đài Loan từ năm 2019 rằng Triều Tiên đã thảo luận về việc giúp hòn đảo đóng tàu ngầm.

Quá trình phát triển tàu ngầm của chúng tôi chưa bao giờ có, không có bây giờ và sẽ không bao giờ có bất kỳ liên hệ nào với Triều Tiên; tất cả các quốc gia quan trọng ở châu Âu và Mỹ đều cung cấp hỗ trợ”, cơ quan phòng vệ Đài Loan tuyên bố, nhưng không nêu chi tiết.

Các nước châu Âu nói chung cảnh giác với việc cho phép bán vũ khí cho Đài Loan do lo ngại sẽ khiến Trung Quốc tức giận, dù vào năm 2018, Đài Loan cho biết đang nói chuyện với một công ty tại Gibraltar thuộc Anh về thiết kế của hạm đội tàu ngầm mới.

2 trong số 4 tàu ngầm đang hoạt động của Đài Loan được đóng ở Hà Lan vào những năm 1980, dù sau đó quốc gia châu Âu từ chối bán thêm cho hòn đảo.

Pháp cũng đã bán cho Đài Loan các khinh hạm và máy bay chiến đấu. Năm ngoái, Đài Loan cho biết đang tìm cách mua thiết bị từ Pháp để nâng cấp hệ thống gây nhiễu tên lửa trên tàu.

Tập đoàn CSBC do nhà nước Đài Loan hậu thuẫn đã bắt đầu đóng các tàu ngầm mới vào năm ngoái, với mục tiêu bàn giao chiếc đầu tiên trong số 8 chiếc theo kế hoạch vào 2025.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan vào tháng trước cho biết Mỹ đã chấp thuận việc xuất khẩu công nghệ nhạy cảm để trang bị cho hạm đội.

Hiện Đài Loan sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó có 2 chiếc do Mỹ đóng từ thập niên 1940.

dai-loan-bat-ngo-het-lo-chau-au-ho-tro-du-an-tau-ngam-cung-my.jpg
Tàu ngầm điện-diesel Hai Lung SS-793 nổi lên từ dưới nước trong cuộc tập trận gần căn cứ Hải quân Nghi Lan, Đài Loan

Hôm 24.11.2020, bà Thái Anh Văn tuyên bố sẽ bảo vệ chủ quyền Đài Loan bằng việc xây dựng hạm đội tàu ngầm mới do Mỹ phát triển ở hòn đảo này, một dự án quan trọng do chính quyền Trump hỗ trợ để chống lại Trung Quốc.

Tại buổi lễ đánh dấu việc công bố xây dựng hạm đội tàu ngầm mới ở thành phố cảng Cao Hùng, nhà lãnh đạo Đài Loan – bà Thái Anh Văn gọi động thái này là “cột mốc lịch sử cho khả năng phòng thủ của Đài Loan sau khi vượt qua nhiều thách thức và nghi ngờ”.

Việc xây dựng thể hiện ý chí mạnh mẽ của Đài Loan với thế giới để bảo vệ chủ quyền của mình. Tàu ngầm là thiết bị quan trọng để phát triển khả năng tác chiến phi đối xứng của hải quân Đài Loan và ngăn chặn tàu địch bao vây Đài Loan”, bà Thái Anh Văn nói tại sự kiện có sự tham dự của ông Brent Christensen, đại sứ Mỹ trên thực tế tại Đài Loan khi đó.

Chủ tịch CSBC, ông Cheng Wen-lung nói đã phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm khó khăn trong việc mua sắm các bộ phận cũng như “các lực lượng bên ngoài cản trở sự phát triển của chương trình này”.

Các lực lượng vũ trang của Đài Loan hầu hết được trang bị bởi Mỹ, nhưng bà Thái Anh Văn đã ưu tiên phát triển ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến trên hòn đảo.

Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Bloomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan bất ngờ hé lộ châu Âu hỗ trợ dự án tàu ngầm cùng Mỹ, phủ nhận Triều Tiên có tham gia