Dù đấu thầu thuốc tập trung được Bộ Y tế khẳng định là ưu việt, đặc biệt là không làm cho giá thuốc “nhảy múa” nhưng việc đấu thầu này cũng đang bộc lộ không ít những bất cập, nhất là gây ra tình trạng thiếu thuốc ở các bệnh viện.

Đấu thầu thuốc tập trung và những bất cập còn bỏ ngỏ

Hồ Quang | 22/12/2017, 21:37

Dù đấu thầu thuốc tập trung được Bộ Y tế khẳng định là ưu việt, đặc biệt là không làm cho giá thuốc “nhảy múa” nhưng việc đấu thầu này cũng đang bộc lộ không ít những bất cập, nhất là gây ra tình trạng thiếu thuốc ở các bệnh viện.

Tiết kiệm được gần 500 tỉ đồng

Theo Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia (Bộ Y tế,trong năm 2017 có 5 gói thầu được lựa chọn với tổng giá trị kế hoạch là 2.746 tỉ đồng, nhưnggiá trúng thầu chỉ có2.269 tỉ đồng. Như vậy so với giá kế hoạch đưa ra của 5 gói thầu trên, kết quả trúng thầu đã giảm đến477 tỉ đồng, giảm khoảng 17% so với kết hoạc của gói thầu.

Trong số 477 tỉ đồngthì thuốc biệt dược giảm 114,3 tỉ đồng, giảm 7,9% so với kế hoạch gói thầu; còn thuốc Generic giảm đến 362,7 tỉ đồng, giảm33% so với giá kết hoạch.

Việc đấu thầu tập trung theo đánh giá của của các nhà chuyên môn là có nhiều ưu điểm, nhất là không xảy ra tình trạng 1 loại thuốc giống nhau mà giá chệnh lệch giữa 2 bệnh việngần nhau; tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí;tạo được sự canh tranh; ít xảy ra sai sót và tiêu cực; đặc biệt là có thể điều chuyển được thuốc giữa các đơn vị mà đấu thầu riêng lẻtrước đó không làm được.

Chia sẻ tại Hội nghị triển khai kết quả đấu thầu thuốc tập trung cấp Quốc gia năm 2017 diễn ra hôm 22.12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định đấu thầu thuốc tập trung đã giải quyết được tình trạng bức xúc của người dân về giá thuốc. “Nếu như trước đây đấu thầu riêng lẻ, giá thuốc hết “nhảy múa” đến “tát nước theo mưa”, chênh lệch giá thuốc giữa các vùng miền, chênh lệch giá thuốc giữa các bệnh viện là rất lớn gây bức xúc cho người dân”, bà Tiến nói.

Bà Tiến nói rằng đấu thầu tập trung là xu hướng mang tính toàn cầu, việc đấu thầu tại các nước châu Âu đang được thực hiện ở tầm quốc tế giúp giá rẻ, đàm phán được giá tốt nhất khi mua với số lượng lớn. Riêng những thuốc được dùng nhiều, bản quyền gần hết hạn, biệt dược… các bước đàm phán (mặc cả) có thể giảm đến 50% mức giá, giúp giảm được chi phí giá thuốc trong tổng giá dịch vụ y tế.

“Để tạo hành lang pháp lý cho đấu thầu thuốc, Quốc hội đã ban hành luật đấu thầu, có chương đấu thầu thuốc riêng với các vấn đề đấu thầu tập trung có nội dung đàm phán giá. Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính đã thống nhất triển khai các phương án đấu thầu thuốc. Hành lang pháp lý căn cứ vào nghị định của Chính phủ, Bộ Y tế sẽ ban hành những thông tư hướng dẫn danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp bệnh viện”, bà Tiến cho biết.

Nhưng lại bộc lộ nhiều bất cập

Tuy nhiên việc đấu thầu thuốc tập trung hiện nay cũng đang bộc lộ những bất cập nhất định. Theo ông Đỗ Văn Dũng – Trưởng phòng Quản lý dược (Sở Y tế TP.HCM) nguyên nhân của tình trạng thiếu thuốc cục bộ tại các bệnh viện trong thời gian qua xuất phát từ việc đấu thầu tập trung. Nếu nhà thầu không cung cấp thuốc trong 24 tháng thì nguy cơ thiếu thuốc trên diện rộng.

“Việc thiếu thuốc cục bộ là do sau khi có kết quả đấu thầu, các nhà thầu mới tăng nhập khẩu và tăng sản xuất. Do đó trong một thời gian ngắn với một số lượng lớn trên một địa bàn rộng các nhà thầu gặp khó khăn trong việc cung ứng thuốc ở giai đoạn đầu”, ông Dũng lý giải.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho biết khi đấu thầu tập trung thuốc có chất lượng và giá thấp trong nhóm kỹ thuật lại trúng thầu. Đây chính là điều khiến dư luận cho rằng thuốc trúng thầu là thuốc có giá thấp kèm theo chất lượng thấp.

Bên cạnh đó, việc đấu thầu thuốc tập trung cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo quy định của luật và các thông tư dưới luật quy định cơ quan quản lý phải làm nhiều việc, nhất là việc chậm công bố hoặc công bố không đầy đủ trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược; công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại; giá thuốc trúng thầu các địa phương, cơ quan... Tất cả những thông tư nay không kịp thời, không đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến khó khăn cho các hội đồng thầu trên toàn quốc.

Để việc đấu thầu tập trung có hiệu quả, không bị thiếu thuốc cục bộ, ông Dũng đề nghị cần xây dựng quy trình thực hiện thuốc trúng thầu có phương án mua thuốc bổ sung trong trường hợp thiếu thuốc cục bộ,hoặc thiếu thuốc trên diện rộng, nếu nhà thầu không thực hiện đúng như hợp đồng; mở rộng danh mục đấu thầu tập trung để kiểm soát nhiều hơn các danh mục trùng lắp số lượng lớn, giá trị lớn giữa các đơn vị trên toàn quốc;tăng cườngcấp giấy phép về quản lý nhập khẩu, số đăng ký thuốc tránh trường hợp hồ sơ đăng ký thuốc giả mạo trên thị trường gây ảnh hưởng đến công tác đấu thầu... Đặc biệt nênđàm phán giá đối với toàn bộ thuốc biệt dược gốc.

“Kinh nghiệm ở Malaysia cho thấy, việc đàm phán giá thuốc đối với biệt dược gốc có thể làm giảm giá thuốc từ 20 đến 30%. Đây là vấn đề mà chúng ta cần phải nghiên cứu”, ông Dũng chia sẻ.

Trước những vấn đề trên, Bộ trưởng Tiến đề nghị Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia nên phân quyền để các đơn vị tự làm, tự điều phối tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viện.Nếu có một bệnh viện thiếu loại thuốc này nhưng một bệnh viện khác dư loại thuốc này thì có thể trao đổi lẫn nhau; hoặc ở có địa phương thiếu loại thuốc này, có địa phương dư loại thuốc này thì nên trao đổi lẫn nhau để tránh tình trạng thiếu thuốc cục bộ.

Bà Tiến cho biết việc triển khai kết quả đấu thầu thuốc phải tuân thủ hành lang pháp lý trên cơ sở công khai, dân chủ với giá cả hợp lý và thực hiện đồng loạt. Thuốc generic, thuốc có tỷ trọng giá trị sử dụng lớn sẽ ưu tiên cho mặt hàng sản xuất trong nước.

“Bộ Y tế sẽ tiếp tục lên phương án đầu thầu tập trung trang thiết bị, vật tư y tế tiêu hao tại các bệnh viện, đảm bảo mức giá hợp lý nhất. Bộ Y tế cam kết thực hiện đấu thầu công khai minh bạch, không để những hiện tượng nọ kia tồn tại trong đấu thầu” bà Tiến nói.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đấu thầu thuốc tập trung và những bất cập còn bỏ ngỏ