Nhiều đại biểu quốc hội đề nghị Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần bổ sung việc bảo vệ bên cạnh việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, để những người làm công tác giáo dục và cấp chính quyền có nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ bảo vệ các em trước nguy cơ bạo lực, xâm hại.

Đề nghị Bộ GD-ĐT bổ sung điều khoản bảo vệ trẻ em vào Luật Giáo dục

nguyentuyet | 15/11/2018, 17:14

Nhiều đại biểu quốc hội đề nghị Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần bổ sung việc bảo vệ bên cạnh việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, để những người làm công tác giáo dục và cấp chính quyền có nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ bảo vệ các em trước nguy cơ bạo lực, xâm hại.

Sáng nay (15.11), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận, các đại biểu quốc hội cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng. Các đại biểu quốc hội cho rằngdự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này đã sửa đổi nhiều quy định không còn khả thi; đồng thời bổ sung những quy định phù hợp.

Tham gia ý kiến tại phiên thảo luận, các đại biểu quốc hội đều cho rằnggiáo dục mầm non đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, do vậy cần quan tâm hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Cảnh phiên họp sáng nay - Ảnh: QH

Điều 21 dự thảo luật quy định: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.

Góp ý về điều khoản này, đại biểu quốc hội Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) cho rằngviệc xác định như trên là chưa đầy đủ, mà cần phải bổ sung thêm việc bảo vệ đối với trẻ em mầm non, đặc biệt là đối với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi do những năm gần đâytình trạng bạo lực xảy ra đối với trẻ em mầm non ngày càng nhiều, có những sự việc khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Yến, giáo dục mầm non là nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai, và đó cũng chính là tương lai của đất nước, vì vậyviệc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải đi đôi với việc bảo vệ trẻ em; nếu không bảo vệ được trẻ em là một thất bại lớn của ngành giáo dục, xã hội. Trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ, do đó đề nghị Ban soạn thảo bổ sung việc bảo vệ bên cạnh việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, để những người làm công tác giáo dục và cấp chính quyền có nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ bảo vệ các em trước nguy cơ bạo lực, xâm hại.

Cũng quan tâm đến vấn đề giáo dục mầm non, đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung về phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ em vào điều 22, đồng thờinghiên cứu về việc miễn học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, nhất là trẻ em tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâuvùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn tại điều 97

Về chính sách phát triển giáo dục mầm non quy định tại điều 26, các đại biểu quốc hội đánh giáđây là điểm mới so với các lần sửa đổi năm 2005 và năm 2009. Các đại biểu đề nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định chi tiết về chính sách phát triển giáo dục mầm non để có thể triển khai ngay khi luật có hiệu lực.

Cũng trong phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu đã bàn bạc các quy định liên quan đến trình độ chuẩn giáo viên mầm non. Tại điểm a khoản 1 điều 72 quy định nâng chuẩn từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non. Các đại biểu cho rằngviệc nâng chuẩn giáo viên là mong muốn để nâng chuẩn giáo dục, tuy nhiên, cần tính đến khả năng và sự phù hợp của quy định, bởi lẽ, ở những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng hải đảo, việc thiếu giáo viên có trình độ đạt chuẩn còn phổ biến. Thêm vào đó, xã hội cũng đang rất lo ngại việc “chạy” thêm bằng cấp mà chưa chú trọng đến năng lực và chất lượng nghề.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề nghị Bộ GD-ĐT bổ sung điều khoản bảo vệ trẻ em vào Luật Giáo dục