Để đảm bảo tiền vay, ngoài bất động sản, ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận thế chấp bằng nhiều loại tài sản khác nhau.

Đề xuất hạn chế thế chấp bất động sản, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Tuyết Nhung | 03/09/2023, 13:02

Để đảm bảo tiền vay, ngoài bất động sản, ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận thế chấp bằng nhiều loại tài sản khác nhau.

Trước kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu tạo lập các kênh thông thoáng nhưng có kiểm soát hợp lý để tạo nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất được thế chấp bằng máy móc, sản phẩm đầu ra, đầu vào để hạn chế phải thế chấp bằng bất động sản.

1-38.jpg

Ngân hàng Nhà nước cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định. Thực tế, tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay với nhiều loại hình tài sản khác nhau, như ô tô, tài sản hình thành trong tương lai, hàng hóa luân chuyển, quyền đòi nợ, bất động sản... Hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, được ngân hàng đánh giá có khả năng tài chính để hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi.

"Do đó, khách hàng làm việc trực tiếp với tổ chức tín dụng cho vay để đề xuất cụ thể về tài sản bảo đảm của khoản vay", Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng, từ đầu năm đến nay ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp về tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Tháng 7.2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14% để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn dự kiến, các nguồn vốn trung dài hạn đang còn nhiều khó khăn.

Về lãi suất, nhà điều hành đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao. Qua đó, tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về các biện pháp đảm bảo tiền vay, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng chủ động trong hoạt động cấp tín dụng và thỏa thuận với khách hàng trong quá trình quản lý khoản vay và trả nợ của khách hàng.

Thực tế, thời gian qua, tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tiền với nhiều loại hình tài sản khác nhau, như ô tô, tài sản hình thành vay trong tương lai, hàng hóa luân chuyển, quyền đòi nợ, bất động sản... hoặc cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, được tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng tài chính để hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó, khách hàng làm việc trực tiếp với tổ chức tín dụng cho vay để đề xuất cụ thể về tài sản bảo đảm của khoản vay.

Bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết hiện nay, tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng 20% tổng dư nợ tín dụng chung nên khi tín dụng bất động sản tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng và ngược lại. Theo bà, hiện tín dụng bất động sản tăng thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng chung.

Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng trưởng (17,41%) vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%) nhưng dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản chiếm đến 65% dư nợ tín dụng bất động sản lại giảm 1,12%. Đây cũng là năm đầu tiên dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản xuất hiện xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, cuối năm 2022 tín dụng lĩnh vực này tăng 31,01%.

"Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường, trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm. Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng, các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chủ đầu tư dự án.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa 6 sản phẩm, phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân, các dự án bất động sản gặp khó khăn về mặt pháp lý nên không đáp ứng được điều kiện tín dụng dẫn tới khó tiếp cận nguồn vốn", bà Giang nhận định.

Bài liên quan
TP.HCM: Thông tin xây cầu tác động ra sao đến bất động sản ở Cần Giờ
Tuy thị trường bất động sản ở H.Cần Giờ có tương lai đầy triển vọng nhưng chỉ dành cho những người đầu tư nghiêm túc, lâu dài, còn sự đầu cơ lướt sóng tiềm ẩn rất nhiều yếu tố phải cân nhắc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất hạn chế thế chấp bất động sản, Ngân hàng Nhà nước nói gì?