Những lời kêu gọi giúp đỡ ngập tràn mạng xã hội thời gian gần đây cho thấy tình cảnh bi đát của người dân Ấn Độ khi dịch COVID-19 bùng phát một lần nữa tại nước này.

Dịch lại bùng phát mạnh, người dân Ấn Độ lên mạng kêu cứu

Cẩm Bình | 22/04/2021, 11:00

Những lời kêu gọi giúp đỡ ngập tràn mạng xã hội thời gian gần đây cho thấy tình cảnh bi đát của người dân Ấn Độ khi dịch COVID-19 bùng phát một lần nữa tại nước này.

Trên tài khoản Instagram của sinh viên luật Bharath Pottekkat xuất hiện một tin nhắn: “Ở Mumbai xin hãy giúp đỡ! Phổi bị tổn thương do nhiễm trùng. Cần giường chăm sóc đặc biệt (ICU)”.

Một tin nhắn khác: “Cần gấp huyết tương để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Max ở Delhi”.

Có trường hợp cần thuốc Tocilizumab: “Xin vui lòng liên hệ nếu bạn biết nơi nào có hàng ở Mumbai hoặc vùng lân cận”.

Tin nhắn mới về dịch bệnh cứ xuất hiện liên tục. Anh Pottekkat cảm thấy choáng váng.

2021-04-21t082659z_979430601_rc280n9prsk0_rtrmadp_3_health-coronavirus-india.jpg
Ấn Độ liên tục vượt qua các mốc không mong muốn về số ca nhiễm lẫn số ca tử vong do COVID-19 - Ảnh: Straits Times

Hiện các mạng Twitter, Facebook, Instagram, WhatsApp, Telegram tràn ngập những lời kêu gọi kiểu này. Người dân Ấn Độ cảm thấy bất lực, nhờ hỗ trợ mọi thứ, từ giường bệnh, thuốc men, chụp CT, xét nhiệm COVID-19 đến thức ăn cho người già đang phải cách ly. Tất cả vẽ nên một bức tranh thảm kịch: quốc gia 1,3 tỉ dân này là nước có mức tăng ca nhiễm nhanh nhất thế giới nhưng điều kiện y tế lại quá thiếu thốn.

Ngày 21.4, Ấn Độ ghi nhận thêm 295.041 ca nhiễm và 2.023 ca tử vong. Nay họ chỉ đứng sau Mỹ về tổng số ca nhiễm sau khi vượt qua Brazil. Tình hình diễn biến xấu khiến cả thủ đô New Delhi lẫn trung tâm tài chính Mumbai phải áp đặt hạn chế.

Anh Pottekkat cảm thấy xót xa lúc đọc thông tin do một phụ nữ gửi đến, miêu tả cảnh mọi người đánh nhau để tranh giành lô bình oxy vừa chuyển đến một bệnh viện trên địa bàn thành phố Lucknow. Nhà báo Barkha Dutt thì đăng tải loạt ảnh nhiều lò hỏa táng trên khắp đất nước quá tải.

Sự tuyệt vọng thể hiện rõ nhất qua tài khoản mạng xã hội của tỷ phú Ranjan Pai người sở hữu Tập đoàn Y tế và Giáo dục Manipal – đơn vị quản lý chuỗi bệnh viện lớn thứ 2 Ấn Độ.

Ông Pai nhận tin nhắn từ hàng trăm người (hầu hết là người lạ) nhờ hỗ trợ giường ICU, oxy trợ thở, thuốc trị COVID-19. Tuy nhiên 7.000 giường trong chuỗi bệnh viện do Tập đoàn Manipal quản lý đều đã chật kín.

“Chúng ta đã mất cảnh giác. Không quốc gia nào đủ sức đối phó đợt dịch bệnh lây lan nhanh và nghiêm trọng như vậy”, vị tỷ phú người Ấn nhận xét.

3xn52gnwfrot7clsr6dgbfpmf4.jpg
Bệnh viện quá tải, oxy trợ thở thiếu trầm trọng - Ảnh: Reuters

Vào tháng 2, chỉ 4% giường bệnh tại Mumbai được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19. Vậy mà vài tuần sau con số tăng lên 6%, số giường còn lại phải dùng cho bệnh nhân mắc bệnh khác. Bệnh viện cùng đội ngũ y tế đều làm việc hết công suất.

Trên mạng xã hội, hình ảnh táo bạo hoặc hài hước nay nhường chỗ cho hình ảnh bệnh nhân COVID-19 nằm chung giường, xe cấp cứu đậu thành hàng dài bên ngoài một bệnh viện ở Mumbai, người qua đời trong lúc chờ có oxy trợ thở. Hàng nghìn lời cầu xin cung cấp thuốc kháng vi rút Remdesivir hay huyết tương lan truyền với tốc độ chóng mặt.

May mắn là có không ít cá nhân và tổ chức đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ. Họ chia sẻ thông tin về số lượng giường bệnh cũng như lượng thuốc Remdesivir có sẵn, chuẩn bị bữa ăn cho người cần, đem nhu yếu phẩm đến cho trường hợp khó khăn, tiếp tục lan truyền lời kêu gọi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dịch lại bùng phát mạnh, người dân Ấn Độ lên mạng kêu cứu