Các doanh nghiệp Malaysia đã bất ngờ vượt qua doanh nghiệp Hàn Quốc, trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong tháng 10.2015, với số vốn đầu tư đạt 2,4 tỷ USD.

DN Malaysia 'vượt mặt' Hàn Quốc, thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam

Một Thế Giới | 28/10/2015, 16:00

Các doanh nghiệp Malaysia đã bất ngờ vượt qua doanh nghiệp Hàn Quốc, trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong tháng 10.2015, với số vốn đầu tư đạt 2,4 tỷ USD.

Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2015.
Theo đó, tính từ đầu năm đến thời điểm 20.10.2015, Việt Nam đã thu hút được 1.657 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,9% về số dự án và tăng 24,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. 
Ngoài ra, có 667 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 6,86 tỷ USD. 
Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 19,2 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm trước. 
Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng năm nay ước tính đạt 11,8 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều nhất với, số vốn đăng ký đạt 12,4 tỷ USD, chiếm 64,7% tổng vốn đăng ký.
Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thu hút được 2,6 tỷ USD, chiếm 13,6%.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ ba với mức thu hút vốn 2,1 tỷ USD, chiếm 11,1%. Các ngành còn lại thu hút được 2,05 tỷ USD, chiếm 10,6%.
Đáng chú ý, trong số 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 10 tháng qua, Malaysia đã bất ngờ vượt qua Hàn Quốc, trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đầu tư đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Hàn Quốc tụt xuống vị trí thứ hai với số vốn đầu tư đạt 2,05 tỷ USD, chiếm 16,6%.
Theo sau là Vương quốc Anh với 1,2 tỷ USD, chiếm 10,2%; Nhật Bản 1,1 tỷ USD, chiếm 9,1%; Đài Loan 845,5 triệu USD, chiếm 6,8%; Singapore 793,4 triệu USD, chiếm 6,4%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 661 triệu USD, chiếm 5,3%; Thổ Nhĩ Kỳ 660,3 triệu USD, chiếm 5,3%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 645 triệu USD, chiếm 5,2%.
Bên cạnh đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 10 tháng thì Trà Vinh có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,5 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Đứng thứ hai là TP. HCM với 2,29 tỷ USD, chiếm 18,4%. Theo sau là các tỉnh: Đồng Nai 1,2 tỷ USD, chiếm 10,2%; Bình Dương 1,1 tỷ USD, chiếm 9,2%; Hà Nội 791,6 triệu USD, chiếm 6,4%; Tây Ninh 701,5 triệu USD, chiếm 5,6%; Hải Phòng 466,6 triệu USD, chiếm 3,8%; Quảng Ninh 360,7 triệu USD, chiếm 2,9%.
Thụy Miên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
DN Malaysia 'vượt mặt' Hàn Quốc, thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam