Phát biểu trong ngày thứ 2 của Đối thoại Shangri-La (SLD), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định mặc dù sẵn sàng làm việc để có quan hệ đem lại kết quả tốt với Trung Quốc, nhưng Washington phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông và sẽ “quyết liệt” nếu cần thiết.

Đối thoại Shangri-La 2018: Mỹ cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Cẩm Bình | 02/06/2018, 09:53

Phát biểu trong ngày thứ 2 của Đối thoại Shangri-La (SLD), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định mặc dù sẵn sàng làm việc để có quan hệ đem lại kết quả tốt với Trung Quốc, nhưng Washington phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông và sẽ “quyết liệt” nếu cần thiết.

“Chính sách tại Biển Đông của Trung Quốc tương phản hoàn toàn với chiến lược mang tính cởi mở của chúng tôi, điều này khiến chúng tôi đặt nghi vấn về các mục tiêu lớn mà nước này theo đuổi. Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng, đem lại kết quả tốt với Trung Quốc, hợp tác nếu có thể và cạnh tranh quyết liệt nếu tình thế bắt buộc”, Bộ trưởng Mattis phát biểu.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã có nhiều động thái quân sự hóa phi pháp, như triển khai tên lửa tầm xa và cho máy bay ném bom H-6K diễn tập cất-hạ cánh trên các thực thể địa lý nằm trong hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Bộ trưởng Mattis lên tiếng phản đối: “Việc triển khai các hệ thống vũ khí này gắn liền với phục vụ cho mục đích đe dọa và ép buộc”.

Bộ trưởng Mattis cũng khẳng định Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để duy trì an ninh khu vực, nhưng không yêu cầu bất cứ nước nào phải lựa chọn về phe Mỹ hay Trung Quốc. Theo ông: “ASEAN càng có nhiều tiếng nói, chúng ta càng có khả năng giữ cho khu vực không rơi vào sự áp bức và duy trì việc tôn trọng luật pháp quốc tế. Trung Quốc nên có và đã có tiếng nói trong định hình hệ thống quốc tế, và tất cả láng giềng của Trung Quốc cần có tiếng nói trong định hình vai trò của Trung Quốc”.

Mỹ quyết cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông - Ảnh: Reuters

Về vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên, Bộ trưởng Mattis tái khẳng định vẫn dùng nỗ lực ngoại giao để giải quyết. Mục tiêu cuối cùng vẫn là tiến trình giải trừ hạt nhân hoàn toàn, không thể đảo ngược, có thể kiểm chứng được.

Trước lo ngại của Hàn Quốc và Nhật Bản về khả năng Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặpthượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới đặt lợi ích an ninh của Mỹ lên trên hết mà quên mất lợi ích của hai đồng minh này, ông Mattis trấn an Washington sẽ tăng cường hợp tác chặt chẽ với Seoul và Tokyo.

“Mỹ đã mở rộng sự tham gia và kết nối trên khắp khu vực. Mỹ sẽ ở lại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là khu vực và lợi ích ưu tiên của chúng tôi”, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Là diễn đàn an ninh quan trọng bậc nhất của khu vực, Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 này diễn ra từ ngày 1- 3.6 tại Singapore, có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng và nhiều quan chức cấp cao của hơn 50 quốc gia.

Cẩm Bình (theo SCMP, Reuters)
Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đối thoại Shangri-La 2018: Mỹ cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông