Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, Donald Trump lên tiếng ủng hộ một hiệp định thương mại là NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ) khi vị tỷ phú này thừa nhận những lợi ích kinh tế hiển nhiên mà nó đem lại cho nước Mỹ. Động thái này liệu có đồng nghĩa với việc mở ra khả năng Donald Trump sẽ ủng hộ TPP nếu trở thành tổng thống Mỹ?

Donald Trump bất ngờ thay đổi thái độ và vượt điểm bà Hillary Clinton

Nhàn Đàm | 04/09/2016, 08:49

Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, Donald Trump lên tiếng ủng hộ một hiệp định thương mại là NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ) khi vị tỷ phú này thừa nhận những lợi ích kinh tế hiển nhiên mà nó đem lại cho nước Mỹ. Động thái này liệu có đồng nghĩa với việc mở ra khả năng Donald Trump sẽ ủng hộ TPP nếu trở thành tổng thống Mỹ?

Theo khảo sát mới nhất (từ 26.8 đến 1.9) được công bố hôm 2.9, tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Trump hiện ở mức 40% trong khi của bà Hillary chỉ còn 39%, trước đó khoảngthời gian ngắn tỷ lệ ủng hộ với bà Hillary cao hơn ông Trump lên tới gần 10%.

Sự thay đổi mang tính bước ngoặt này một phần lớn là đến từ sự điều chỉnh trong hàng loạt các vấn đề quan trọng của Donald Trump, trong đó nổi bật là chính sách với người nhập cư, và nhất là các hiệp định thương mại.

Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, Donald Trump lên tiếng ủng hộ một hiệp định thương mại là NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ) khi vị tỷ phú này thừa nhận những lợi ích kinh tế hiển nhiên mà nó đem lại cho nước Mỹ. Động thái này liệu có đồng nghĩa với việc mở ra khả năng Donald Trump sẽ ủng hộ TPP nếu trở thành tổng thống Mỹ?

Cuộc gặp gỡ giữa ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng Hòa Donald Trump với tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto vào ngày thứ Tư 31.8 vừa qua được xem là một bước ngoặt quan trọng, không chỉ đối với cuộc chạy đua đến chiếc ghế tổng thống, mà có thể còn với nền kinh tế Mỹ và thế giới. Đó là việc ông Trump đã bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi quan điểm về các vấn đề thương mại.

Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, vị tỷ phú của đảng Cộng Hòa lên tiếng ủng hộ một hiệp định thương mại, cụ thể là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa ba quốc gia là Mỹ, Canada và Mexico. Trong cuộc gặp với tổng thống Mexico Nieto, ông Trump tuyên bố rằng NAFTA đem lại lợi ích cho cả kinh tế Mỹ lần Mexico, và rằng ông sẵn sàng chấp nhận để các ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ chuyển sang Mexico hơn là chuyển sang Trung Quốc.

Đáng chú ý nhất là lời đề nghị của ông Trump để cải tiến các điều khoản của NAFTA để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế thương mại giữa ba nền kinh tế khu vực Bắc Mỹ sau 22 năm kể từ khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Đối với phần lớn các nhà kinh tế và người dân Mỹ, sự kiện này không khác gì một quả bom. Donald Trump đã gần như quay ngược 180 độ so với thời điểm ban đầu về thái độ đối với các hiệp định thương mại. NAFTA là một trong những hiệp định bị ông Trump chỉ trích nhiều nhất trong suốt thời gian vừa qua bên cạnh TPP, nhưng giờ đây vị tỷ phú này không những lên tiếng ủng hộ mà còn chủ động đề xuất điều chỉnh các điều khoản của NAFTA cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế như một chính trị gia ủng hộ tự do thương mại thực thụ.

Dù ít nhiều vẫn giữ quan điểm có xu hướng trọng thương, theo đó nhìn nhận yếu tố thâm hụt thương mại như một mặt tiêu cực của các hiệp định thương mại, nhưng cách ông Trump lên tiếng ủng hộ NAFTA đang cho thấy một sự thay đổi triệt để về quan điểm đối với các vấn đề kinh tế-thương mại của cá nhân vị tỷ phú có thể sẽ là tổng thống Mỹ tiếp theo này.

Xét trên nhiều khía cạnh, thì NAFTA chính là một điển hình cho kiểu hiệp định thương mại bị ông Trump căm ghét. Đó là khiến Mỹ rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại và người lao động bị mất việc làm. Trước hết, nó khiến Mỹ rơi vào cảnh thâm hụt thương mại khá nghiêm trọng với nước láng giềng Mexico, chẳng hạn như trong năm 2015 giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mexico vào Mỹ đạt 316 tỉ USD trong khi theo chiều ngược lại chỉ đạt 267 tỉ USD, nói cách khác thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico chỉ tính riêng trong năm 2015 đạt khoảng 49 tỉ USD.

Ngoài ra, các tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ chuyển nhà xưởng và cơ sở sản xuất sang Mexico do tác động từ NAFTA cũng khiến cho một lượng việc làm khá lớn từ Mỹ chảy sang nước láng giềng phía Nam. Cụ thể, khoảng 4-6 triệu việc làm trong nhiều ngành công nghiệp của Mỹ đã chuyển sang Mexico trong vòng hơn 20 năm qua kể từ khi NAFTA có hiệu lựcnăm 1994.

Nhưng, việc ông Trump lên tiếng thừa nhận những lợi ích về kinh tế-thương mại mà NAFTA đem lại cho nước Mỹ bất chấp những vấn đề về thâm hụt thương mại và giảm việc làm, cho thấy vị ứng cử viên của đảng Cộng Hòa đang có một cách nhìn khác về các lợi ích kinh tế mà những hiệp định thương mại đem lại, theo hướng tích cực hơn hẳn.

Trước hết là việc NAFTA đang khiến xuất khẩu của Mỹ tăng vọt. Vào thời điểm năm 1993 trước khi NAFTA có hiệu lực, xuất khẩu của Mỹ sang Mexico chỉ đạt khoảng 42 tỉ USD/năm, nhưng đến năm 2015 nó đã tăng lên mức 267 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng vọt tạo nên nhiều việc làm hơn hẳn so với số việc làm bị mất đi vì dịch chuyển một số ngành sản xuất từ Mỹ sang Mexico.

Ngoài ra, giá trị xuất khẩu tăng mạnh cũng giúp người lao động Mỹ có thu nhập cao hơn, theo thống kê thì thu nhập người lao động trong các lĩnh vực xuất khẩu sẽ cao hơn 10-15% so với lao động có kỹ năng tương tự nhưng làm việc ngoài lĩnh vực xuất khẩu.

Nói cách khác, các lợi ích tổng hợp này lớn hơn nhiều so với những mặt tiêu cực mà NAFTA tạo ra đối với nền kinh tế Mỹ như thâm hụt thương mại hay giảm số lượng việc làm. Ông Trump đã nhận ra điều đó, thể hiện trong việc lần đầu tiên lên tiếng ủng hộ một hiệp định thương mại, mà ở đây là NAFTA.

Điều này đang mở ra hy vọng vị ứng cử viên của đảng Cộng Hòa cũng sẽ thay đổi thái độ và quan điểm đối với một số hiệp định thương mại quan trọng khác, mà điển hình là TPP. Có thể trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump vẫn sẽ không ủng hộ TPP hoàn toàn do tâm lý bài tự do thương mại đang dâng cao trong xã hội và đại bộ phận cử tri Mỹ; nhưng sự thay đổi quan điểm với NAFTA thông qua việc nhận ra những lợi ích tổng hợp mà hiệp định này mang lại hoàn toàn có thể đồng nghĩa với việc ông Trump nhận ra những lợi ích lớn mà TPP sẽ đem lại cho kinh tế Mỹ.

Vì thế nếu ông Trump trở thành tổng thống Mỹ, thì việc ủng hộ TPP là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ít nhất là ở thời điểm hiện tại, sự thay đổi này cũng đang đem lại kết quả rất tích cực khi tỷ lệ ủng hộ ông Trump đã tăng lên đáng kể, và khuyến khích vị ứng cử viên của đảng Cộng Hòa làm dịu đi quan điểm cứng rắn trước đó của mình về các vấn đề kinh tế-thương mại.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường vàng, hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5.2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Donald Trump bất ngờ thay đổi thái độ và vượt điểm bà Hillary Clinton