Nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng đoạt giải Nobel là Joseph Stiglitz bình luận: “Nói TPP mang lại lợi ích cho tất cả chỉ là nói dối”. Nói cách khác, sự quyến rũ của chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trong nền kinh tế thế giới xuất phát chủ yếu từ sự bất mãn về những mặt trái do tự do thương mại gây ra.

Nước Mỹ day dứt giữa chủ nghĩa bảo hộ và TPP

Nhàn Đàm | 03/09/2016, 18:30

Nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng đoạt giải Nobel là Joseph Stiglitz bình luận: “Nói TPP mang lại lợi ích cho tất cả chỉ là nói dối”. Nói cách khác, sự quyến rũ của chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trong nền kinh tế thế giới xuất phát chủ yếu từ sự bất mãn về những mặt trái do tự do thương mại gây ra.

Những ngày cuối cùng của tháng 8 chứng kiến một nguy cơ đối với tự do thương mại toàn cầu, và đồng thời là một sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới, khi cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) được Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel mô tả là “một thất bại hiển nhiên nhưng không ai muốn thừa nhận”. Hai hiệp định thương mại có quy mô lớn nhất do Mỹ đề xuất là TPP và TTIP trên bờ vực của sự sụp đổ đang đánh dấu cho một bước ngoặt, trong đó tự do thương mại đang ngày càng bị nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực, trong khi chủ nghĩa bảo hộ thì đang ngày càng lên ngôi. Nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng đoạt giải Nobel là Joseph Stiglitz đã bình luận: “Nói TPP mang lại lợi ích cho tất cả chỉ là nói dối”. Nói cách khác, sự quyến rũ của chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trong nền kinh tế thế giới xuất phát chủ yếu từ sự bất mãn về những mặt trái của tự do thương mại.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới những ngày vừa qua đang tiến một bước khá dài trên con đường quay trở về chủ nghĩa bảo hộ, một điều mà ngay cả khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng năm 2008 cũng đã không xảy ra. Tại Mỹ, cơ hội cuối cùng để Tổng thống Barack Obama có thể vận động Quốc hội thông qua TPP vào kỳ họp cuối trong nhiệm kỳ của ông vào tháng 11 tới đang là vô cùng mong manh, khi mà cả Chủ tịch Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ đều tuyên bố không có ý định đưa TPP vào chương trình nghị sự. Kỳ họp Quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới là cơ hội cuối cùng để ông Obama có thể cứu vãn hiệp định thương mại có quy mô lớn nhất thế giới sẽ kết nối các nền kinh tế hai bờ Thái Bình Dương, cũng như để tránh kịch bản nước Mỹ quay trở lại với chủ nghĩa bảo hộ vốn đang là cương lĩnh tranh cử của hai ứng cử viên hàng đầu sẽ kế nhiệm ông Obama ở Nhà Trắng.

Một tâm chấn khác cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ về kinh tế những ngày vừa qua, là ở châu Âu. Trước hết là cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo EU với Mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương đã không thu được kết quả đáng kể nào. Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cho biết các cuộc đàm phán chỉ có thể nối lại vào năm sau, khi chính phủ mới ở Mỹ cũng như ở Đức và Pháp đã được lựa chọn. Điều này gần như đồng nghĩa với việc tuyên bố khả năng TTIP được ký kết là rất mong manh, vì cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là Donald Trump và Hillary Clinton đều có xu hướng chống tự do thương mại, mà TTIP là một điển hình.

Không dừng lại ở đó, vụ việc Ủy ban châu Âu (EC) vừa mới tuyên bố hình phạt dành cho Apple về tội trốn thuế ở Ireland đang làm thổi bùng lên nguy cơ một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU. Trước Apple, hàng loạt các tập đoàn công nghệ của Mỹ cũng đã phải đối mặt với án phạt về thuế ở châu Âu như Google hay Facebook, và việc EC tuyên bố Apple mắc tội trốn thuế đang khiến giọt nước tràn ly. Một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và EU, có thể trở thành một tổn hại nghiêm trọng với quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mỹ và EU nói riêng, và với tự do thương mại toàn cầu nói chung.

Khá nhiều nhà phân tích cho rằng, việc các nền kinh tế lớn đang có dấu hiệu quay trở lại với chủ nghĩa bảo hộ là do nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ, và các chính sách có xu hướng bảo hộ có thể giúp kích thích tăng trưởng tốt hơn. Nhưng một thực tế là chủ nghĩa bảo hộ đã không trỗi dậy kể cả khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng năm 2008. Đã không có nền kinh tế lớn nào đưa ra các chính sách bảo hộ kinh tế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008, thậm chí các nhà lãnh đạo của G20 đã thống nhất tiếp tục các biện pháp tự do thương mại để kích thích kinh tế thế giới hồi phục. Huống chi ở thời điểm hiện tại khi nền kinh tế thế giới đã hồi phục rất nhiều, thì lại càng không có lý do để các chính sách theo kiểu bảo hộ quay trở lại.

Tuy nhiên, một thực tế là Mỹ - quốc gia vốn luôn cổ xúy cho xu hướng tự do thương mại toàn cầu - lại đang là nền kinh tế có các biểu hiện quay về chủ nghĩa bảo hộ mạnh mẽ nhất trong thời gian vừa qua. Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa là Donald Trump thẳng thừng tuyên bố phản đối TPP ngay từ đầu chiến dịch tranh cử, còn ứng cử viên của đảng Dân chủ là Hillary Clinton sau khi ủng hộ TPP ở thời điểm ban đầu đã ngay lập tức chuyển lập trường sang phía đối nghịch để thu hút cử tri. Nó cho thấy một thực tế là cử tri Mỹ đang ngày càng có ác cảm với các hiệp định thương mại mà TPP là một điển hình. Nhưng, đâu là lý do cho sự thay đổi hoàn toàn này?

Bài phát biểu của nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng đoạt giải Nobel là Joseph Stiglitz trên trang CNN Money có thể là câu trả lời cho tình trạng bài tự do thương mại này của người dân Mỹ. Theo Stiglitzthì “Nói TPP mang lại lợi ích cho tất cả chỉ là nói dối. Những người ủng hộ thương mại nói thỏa thuận này sẽ làm lợi cho tất cả mọi người. Nhưng thực tế là nó chỉ làm lợi cho một số ít, và sẽ bỏ lại phía sau nhiều người”. Ngoài TPP, Joseph Stiglitz cũng muốn thay đổi Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Lý do chủ yếu khiến nhà kinh tế học nổi tiếng này phản đối TPP là vì ông cho rằng, hiệp định này sẽ chỉ đem lại lợi ích cho các tập đoàn lớn, còn với đại bộ phận người lao động thì không, do họ sẽ phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và giảm thu nhập do TPP gây ra. Đây cũng là điều mà Donald Trump dựa vào để công kích TPP và mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nói cách khác, lý do chính khiến các nền kinh tế lớn ngày càng có xu hướng phản đối những hiệp định thương mại tự do, là vì những mặt trái mà nó gây ra đang ngày càng lớn, chứ không phải là do tăng trưởng kinh tế vẫn đang khá trì trệ. Tự do thương mại toàn cầu đang tạo ra sự dịch chuyển lớn về sản xuất, phân bố lại việc làm và lao động. Nó khiến các nền kinh tế phát triển mất nhiều việc làm hơn và ngày càng nhiều lao động bị mất việc làm hơn. Người dân Mỹ phản đối TPP vì họ đã mất hàng triệu việc làm vào tay Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển trong nhiều năm qua do sự dịch chuyển các ngành sản xuất dưới tác động của tự do thương mại. Họ lo ngại rằng nếu TPP được thông qua thì tình trạng đó sẽ còn gia tăng mạnh hơn. Và đó là lý do mà chủ nghĩa bảo hộ đang dần trở lại, hứa hẹn sẽ đem việc làm đến nhiều ngườivà chấm dứt các mặt trái do tự do thương mại gây ra.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước Mỹ day dứt giữa chủ nghĩa bảo hộ và TPP