Sau 6 năm triển khai, Dự án FIRST đã đạt được đầy đủ các mục tiêu cam kết, và còn vượt trên một số chỉ số đầu ra. Dự án đã giúp kết nối được với hơn 600 nhà khoa học nước ngoài, trong đó có hơn 100 nhà khoa học trực tiếp thực hiện các nội dung hợp tác ở Việt Nam.

Dự án FIRST giúp kết nối với hơn 600 nhà khoa học nước ngoài

Thu Anh | 14/01/2020, 21:16

Sau 6 năm triển khai, Dự án FIRST đã đạt được đầy đủ các mục tiêu cam kết, và còn vượt trên một số chỉ số đầu ra. Dự án đã giúp kết nối được với hơn 600 nhà khoa học nước ngoài, trong đó có hơn 100 nhà khoa học trực tiếp thực hiện các nội dung hợp tác ở Việt Nam.

Chiều 14.1 tại Hà Nội, Bộ KH-CN và Ngân hàng Thế giới (World Bank -WB) tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (Dự án FIRST).

Theo thông tin đưa ra tại Hội nghị, ngày 25.7.2013, Việt Nam và Ngân hàng thế giới đã ký kết Hiệp định tài trợ cho Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (Dự án FIRST). Sau khi được Chủ tịch nước phê chuẩn, Dự án bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2014 và kết thúc vào 31.12.2019.

Mục tiêu chính của Dự án là hỗ trợ phát triển KH-CN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho Việt Nam thông qua thí điểm một số chính sách mới góp phần hoàn thiện khung khổ chính sách phát triển KH-CN quốc gia; thu hút chuyên gia KH-CN giỏi quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài; nâng cao năng lực của các tổ chức KH-CN theo hướng chủ động gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của thị trường và các doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, tăng cường liên kết doanh nghiệp với viện/trường, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp KH-CN.

Sau 6 năm triển khai, Dự án FIRST đã đạt được đầy đủ các mục tiêu cam kết, và còn vượt trên một số chỉ số đầu ra. Dự án đã giúp kết nối được với hơn 600 nhà khoa học nước ngoài, trong đó có hơn 100 nhà khoa học trực tiếp thực hiện các nội dung hợp tác ở Việt Nam. Đặc biệt, có 30 nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài đã về nước để chuyển giao hơn 70 quy trình công nghệ, đào tạo nâng cao và chia sẻ phương pháp nghiên cứu tiên tiến cho các đồng nghiệp trong nước.

Giám đốc WB tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Bộ KH-CN

Thu hút 77 doanh nghiệp tư nhân tham gia, đầu tư trực tiếp gần 400 tỉ đồng để thực hiện các dự án làm chủ công nghệ và tạo ra 50 sản phẩm mới có giá trị gia tăng từ công nghệ. Sau khi kết thúc dự án, các doanh nghiệp đã đầu tư thêm hơn 1.000 tỉ đồng để mở rộng nhà máy sản xuất quy mô lớn. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với 108 hạng mục gồm các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, giống cây trồng, phần mềm, trong đó có 2 sáng chế được cấp ở Hoa Kỳ.

16 tổ chức KH-CN công lập được đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm, trong đó có 10 phòng thí nghiệm hiện đại đạt chứng chỉ ISO và công nhận VILAS đủ năng lực cung cấp các dịch vụ KH-CN đạt chuẩn quốc tế, làm chủ công nghệ hiện đại, tự chủ và tự tin trong chiến lược tự chủ và tiếp cận thị trường.

Ngoài ra, Dự án còn đào tạo chuyên môn sâu và theo ê-kip cho hơn 150 nhà khoa học Việt Nam tại các phòng thí nghiệm hiện đại của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Canada, Israel, Đài Loan và công bố 105 bài báo quốc tế.

Dự án FIRST được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá đạt mức “Hài lòng” - là mức cao trong hệ thống xếp hạng của WB. Những thí điểm cơ chế từ Dự án FIRST đã và đang được triển khai trong thực tế, góp phần hoàn thiện hàng lang chính sách để thúc đẩy KH-CN và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Sau dự án FIRST, Bộ KH-CN và WB tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác hơn nữa để đưa KH-CN và đổi mới sáng tạo trở thành đòn bẩy, động lực thực sự cho một Việt Nam thịnh vượng và sáng tạo trong tương lai.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án FIRST giúp kết nối với hơn 600 nhà khoa học nước ngoài