Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vừa mới kết thúc, nội dung thảo luận về dự thảo Luật hôn nhân gia đình sửa đổi đã ghi nhận nhiều tiến bộ. 

Được nhiều hơn mất khi công nhận hôn nhân đồng tính

Một Thế Giới | 04/12/2013, 15:56

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vừa mới kết thúc, nội dung thảo luận về dự thảo Luật hôn nhân gia đình sửa đổi đã ghi nhận nhiều tiến bộ. 

Dù chưa đưa vào luật, nhưng người đồng tính, việc sống chung giữa những người đồng tính và hệ lụy của nó vẫn là một thực tế không thể chối bỏ. Vậy Việt Nam sẽ “được” và “mất” gì nếu công nhận hôn nhân đồng tính?
Duoc nhieu hon mat khi cong nhan hon nhan dong tinh

Được nhiều...

Lý do mà nhiều ĐBQH đưa ra khi chưa muốn công nhận hôn nhân đồng tính, đó là ở châu Á chưa có nước nào công nhận, ngay cả các nước tiến bộ như Nhật, Hàn Quốc…Nhiều nước trên thế giới cũng đi theo lộ trình cấm, không cấm, công nhận và đưa ra luận điểm, cần phải có lộ trình cho việc này.

Tuy nhiên, nếu công nhận hôn nhân đồng tính, Việt Nam sẽ được ghi nhận là quốc gia châu Á đầu tiên đưa vấn đề này vào luật. Điều này hoàn toàn phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký, đặc biệt là khi Việt Nam vừa trúng cử vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc. Việc thông qua hôn nhân đồng tính sẽ khiến cho uy tín, vị thế và hình ảnh của Việt Nam được tăng thêm trong mắt bạn bè quốc tế.

Cái “được” thứ hai nếu Việt Nam sớm đưa hôn nhân đồng giới vào luật để quản lý, đó là hạn chế được những hệ lụy đáng tiếc về xã hội và đạo đức.

Những năm gần đây, việc người đồng tính sống chung đã trở nên phổ biến. Thế nhưng những hệ lụy về tài sản, về quyền nuôi con…là những vấn đề rất mới, chưa chịu chế tài của bất cứ điều luật nào. 
Thực tế cuộc sống luôn thay đổi và nhiệm vụ của luật pháp là phải theo kịp những sự thay đổi đó. Đưa hôn nhân đồng giới vào luật để quản lý, những bối rối trong xử lý pháp lý liên quan đến người đồng tính sẽ dần được gỡ bỏ.
Duoc nhieu hon mat khi cong nhan hon nhan dong tinh

Chỉ mất thời gian giải thích

Nếu công nhận hôn nhân đồng tính, cái mất lớn nhất sẽ là thời gian. Thời gian để giải thích cho dư luận hiểu hết ý nghĩa của Luật đối với sự phát triển của xã hội. Một thực tế không thể phủ nhận, không ít người trong xã hội vẫn chưa thực sự hiểu và thông cảm với những người đồng tính. 
Họ càng không thể chấp nhận được việc những người có cùng giới tính được phép kết hôn. Điều này không chỉ tồn tại ở xã hội phương Đông nặng lễ giáo, ngay cả ở các nước đã công nhận hôn nhân đồng giới, vẫn còn những ý kiến khác biệt.
Nếu thông qua hôn nhân đồng giới, sẽ phải mất rất nhiều thời gian để giải thích cho những người chưa đồng thuận hiểu hết tính nhân văn của Luật này. Việc có nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội là hoàn toàn bình thường. 
Kể cả khi đã có “lộ trình” như ý kiến của các đại biểu, những ý kiến trái chiều này cũng không hoàn toàn biến mất. Muốn xã hội đồng thuận, trước hết phải bắt đầu chấp nhận những sự khác biệt và giải quyết dần sự khác biệt đó.

Cái mất thứ hai mà nhiều người lo ngại, đó là hôn nhân đồng tính có thể làm phá vỡ kết cấu hôn nhân truyền thống và gây tổn hại đến xã hội. Những lo lắng này là hoàn toàn không có cơ sở. Theo nghiên cứu mới công bố của Trường Đại học tổng hợp Portland, hôn nhân đồng tính không gây tổn hại cho hôn nhân dị tính mà trái lại nó có thể làm giảm các vụ ly hôn của cặp vợ chồng khác giới. 


Tại một hội thảo về cộng đồng LGBT, Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Công nhận quyền của nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới, xã hội không mất gì mà chỉ được - được cho cả nhóm dân cư này và cho lợi ích chung của xã hội”.
Phát biểu trong diễn đàn Quốc hội khi thảo luận về dự thảo Luật hôn nhân gia đình sửa đổi, ĐB Hòa thượng Thích Thanh Quyết cũng khẳng định: “Tôi thấy họ là những người vô tội, vì cơ địa trời đất sinh ra họ là như thế chứ họ không muốn thế, họ luôn than phiền gia đình không hiểu, xã hội chưa hiểu, chỉ còn trông chờ vào Quốc hội. Tôi đề nghị Quốc hội nên công nhận vì nó phù hợp với hiện tại và thể hiện tính nhân văn quảng đại, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này, đồng thời có cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các hậu quả”.
 Tuấn Ngọc
Bài liên quan
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình
Sáng 24.11, tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Được nhiều hơn mất khi công nhận hôn nhân đồng tính